Giá vàng trong nước và thế giới cùng giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần

10:53 | 10/01/2022

Sáng 10/1, giá vàng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ. Cùng lúc đó, giá vàng thế giới cũng ‘đi xuống” sau khi FED báo hiệu khả năng ngân hàng này sẽ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến.

Giá vàng trong nước

Mở cửa phiên giao dịch ngày 10/1, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng mua vào ở mức 60,95 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 61,65 triệu đồng/lượng, giữ nguyên giá ở chiều mua vào và giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với thời điểm chốt phiên giao dịch cuối tuần trước. Chênh lệch giá bán vàng đang cao hơn giá mua 700.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 60,85 – 61,55 triệu đồng/lượng, giữ nguyên giá ở cả chiều mua vào và bán ra so với cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI đang là 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng trong nước giảm nhẹ - Ảnh minh họa.
Giá vàng trong nước giảm nhẹ - Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới

Đến 9h ngày 10/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới hôm nay giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.795,1 USD/ounce, giảm 2,8 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2 trên sàn Comex New York ở mức 1.794,9 USD/ounce, giảm 3,1 USD/ounce so với đêm qua.

Giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 19,6 USD xuống 1.797,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2022 trên sàn Comex New York tăng gần 3 USD lên 1.798 USD/ounce. Tính chung cả tuần qua, giá vàng giảm 1,7%, ghi dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 26/11/2021.

Theo biên bản cuộc họp, các thành viên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã sẵn sàng tâm thế không chỉ bắt đầu tăng lãi suất, cắt giảm mua vào trái phiếu, mà còn chuẩn bị tham gia vào các cuộc trao đổi cấp cao về việc giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp (MBS).

Chủ tịch FED tại San Francisco, bà Mary Daly cho rằng việc thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed là điều không nhất thiết phải thực hiện trước mắt.

Trong lần thu hẹp bảng cân đối kế toán gần đây nhất, từ năm 2017 đến năm 2019, FED đã áp trần doanh thu bán trái phiếu ở mức 10 tỷ USD mỗi tháng, sau đó tăng thêm 10 tỷ USD mỗi quý cho đến khi mốc đạt 50 tỷ USD. Đến thời điểm FED rút lại quyết định này, bảng cân đối 4.500 tỷ USD của FED mới chỉ giảm được 600 tỷ USD.

Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty môi giới OANDA (Mỹ), cho biết sự quan tâm của giới đầu tư đang hướng về là số lần tăng lãi suất và mức độ tích cực của FED với bảng cân đối ngân sách, điều này đã khiến vàng rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương.

Nếu lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng cao hơn trong ngắn hạn, điều đó sẽ gây xáo trộn rất lớn cho hoạt động giao dịch vàng.

Chuyên gia phân tích Suki Cooper tại Standard Chartered cho biết, phản ứng giá vàng cho thấy thị trường đang tập trung hơn vào rủi ro lạm phát trước cuộc họp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sắp tới.

Giá vàng trong nước tăng, trái ngược với xu hướng của thế giới Giá vàng trong nước tăng, trái ngược với xu hướng của thế giới
Sáng 8/1, giá vàng trong nước được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, giá vàng thế giới lại giảm trong bối cảnh FED kiểm soát lạm phát bùng phát sẽ làm lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng lên.
Giá vàng trong nước và thế giới cùng giảm do đối mặt nhiều áp lực Giá vàng trong nước và thế giới cùng giảm do đối mặt nhiều áp lực
Sáng 7/1, giá vàng SJC giảm nhẹ về mức 60,72 – 61,42 triệu đồng/lượng. Cùng lúc đó, giá vàng thế giới cũng giảm do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng sau khi FED phát đi tín hiệu sẽ sớm tăng lãi suất để khắc phục lạm phát tăng.
Giá vàng trong nước ‘đi xuống’, thế giới ngược chiều Giá vàng trong nước ‘đi xuống’, thế giới ngược chiều
Sáng 6/1, giá vàng SJC giảm xuống mức 60,95 - 61,65 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới bất ngờ quay đầu tăng mạnh khi mà đồng USD giảm trong bối cảnh Mỹ công bố thông tin tích cực về thị trường lao động.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gia-vang-trong-nuoc-va-the-gioi-cung-giam-nhe-trong-phien-giao-dich-dau-tuan-161111.html

In bài viết