Tết Nguyên đán 2022, lương tháng 13 được quy định như thế nào

11:52 | 27/12/2021

Tiền thưởng Tết luôn là vấn đề người lao động quan tâm sau 1 năm làm việc và cống hiến cho công ty. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, Tết Nguyên đán năm nay, người lao động vẫn có cơ hội được nhận một số khoản tiền thưởng và hỗ trợ để đón Tết Nhâm Dần 2022 được sung túc hơn.
Sẵn sàng nguồn cung nông sản cho Tết Nguyên đán 2022 Sẵn sàng nguồn cung nông sản cho Tết Nguyên đán 2022
Đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 Đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, pháp luật hiện hành không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động và không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13. Người sử dụng lao động có thể thưởng hoặc không, vì thế không phải doanh nghiệp nào cũng có lương tháng 13.

Trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc trong năm của người lao động.

Người lao động chỉ chắc chắn được thưởng Tết nếu có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc nếu quy chế nội bộ doanh nghiệp có quy định... và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của người lao động.

Thưởng Tết cuối năm là khoản tiền mà người lao động mong chờ nhất.
Thưởng Tết cuối năm là khoản tiền mà người lao động mong chờ nhất.

Những khoản tiền người lao động có thể được nhận dịp Tết

Theo Kế hoạch 146/KH-TLĐ, có 2 nhóm đối tượng được hưởng tiền thăm hỏi gồm: “Người lao động có đóng BHXH tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn; Cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, thăm hỏi từ nguồn tài chính công đoàn với mức: 300.000 đ/người.”

Danh sách những người đủ điều kiện nhận hỗ trợ sẽ được chốt đến hết ngày 31.12.2021. Sau đó, tiền hỗ trợ sẽ được công đoàn các cấp phối hợp với chính quyền địa phương trao đến tay người lao động.

Ngoài khoản hỗ trợ 300.000 đồng/người, Kế hoạch 146/KH-TLĐ cũng liệt kê một số hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ, động viên đoàn viên và người lao động dịp Tết Nhâm Dần 2022 như: Thăm, tặng quà cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trị Covid-19... Tổ chức xe đưa đón hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để đưa người lao động về quê đón Tết, trở lại làm việc,…

Công đoàn cơ sở sẽ chủ động cân đối nguồn thu, chi trong năm và sử dụng tối đa nguồn quỹ tích lũy để đảm bảo chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động. Các công đoàn cấp trên cũng sử dụng một phần tài chính công đoàn tích lũy để hỗ trợ công đoàn cấp dưới.

Căn cứ trên nguồn quỹ tài chính công đoàn mà các chính sách hỗ trợ, động viên, thăm hỏi người lao động của từng địa phương sẽ là khác nhau.

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn do Covid-19, người lao động cũng cần có sự sẻ chia, cùng đồng hành với người sử dụng lao động để vượt qua. Khi doanh nghiệp vượt qua khó khăn, họ sẽ có điều kiện để quan tâm, chăm lo tới người lao động.

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 mức quà tặng người có công dịp Tết Nhâm Dần Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 mức quà tặng người có công dịp Tết Nhâm Dần
Tết Dương lịch 2022, người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp Tết Dương lịch 2022, người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp

Hạnh Trần

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tet-nguyen-dan-2022-luong-thang-13-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-160222.html

In bài viết