Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thúc đẩy Hành lang kinh tế Đông Tây kết nối thương mại, đầu tư, du lịch giữa Đà Nẵng- Thái Lan hậu COVID-19

08:00 | 14/11/2021

Hành lang kinh tế Đông Tây chính là sợi dây liên kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa Đà Nẵng và các tỉnh Thái Lan hậu COVID-19.
Góp phần thúc đẩy được quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mông Cổ Góp phần thúc đẩy được quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mông Cổ
Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trần Thanh Nam được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trần Thanh Nam mong muốn thời gian tới, ngoài nhiệm vụ củng cố và tăng cường quan hệ nhân dân, giao lưu văn hóa, Hội còn góp phần thúc đẩy được quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Quỹ hỗ trợ mới của ADB giúp Đông Nam Á phục hồi du lịch và thúc đẩy đầu tư bền vững Quỹ hỗ trợ mới của ADB giúp Đông Nam Á phục hồi du lịch và thúc đẩy đầu tư bền vững
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã thành lập một quỹ hỗ trợ kỹ thuật trị giá 1,7 triệu USD nhằm tăng tốc quá trình phục hồi du lịch của Đông Nam Á sau đại dịch do vi-rút corona (COVID-19), thúc đẩy phát triển đồng đều, bền vững trong ngành này và giúp các chủ doanh nghiệp du lịch địa phương, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên, áp dụng các nền tảng kỹ thuật số để phát triển doanh nghiệp của mình.

"Hành lang kinh tế Đông Tây được xem là tuyến đường chiến lược kết nối TP. Đà Nẵng với Thái Lan qua nước CHDCND Lào. Trước khi COVID-19 bùng phát, đây là tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại và du lịch cho cả 3 quốc gia và sự kết nối hành lang kinh tế này còn góp phần giúp phục hồi các hoạt động kinh tế trong khu vực thời kỳ hậu COVID-19", ông Apirat Sugondhabhirom, Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TP.HCM khẳng định, đối với TP. Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Trước những thách thức mà đại dịch COVID-19 mang lại, ông Apirat Sugondhabhirom nhấn mạnh: “Trong thời kỳ “bình thường mới”, Thái Lan và Việt Nam, cùng với 8 quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác bên ngoài của chúng ta cần phải hợp tác để ứng phó hiệu quả với COVID-19 và các tác động sâu rộng của nó, thông qua việc thực hiện các sáng kiến ứng phó COVID-19 của ASEAN, đồng thời cùng phối hợp để khôi phục chuỗi cung ứng và tìm kiếm cơ hội mới từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự chuyển đổi sang thời đại kỹ thuật số”.

“Để có thể chiến thắng tất cả các thách thức cũng như tìm kiếm các cơ hội trong tương lai, Thái Lan và Việt Nam cần phải trang bị và trau dồi các kỹ năng cần thiết cho người dân để sẵn sàng bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Học sinh, sinh viên, tầng lớp thanh thiếu niên được xem là nguồn lực quan trọng của xã hội. Vì vậy mà cả hai quốc gia cần phải hỗ trợ, quan tâm và phát triển nguồn nhân lực này, xây dựng tình hữu nghị bền vững, lâu dài thông qua sự hợp tác và các hoạt động giao lưu thanh niên, tạo dựng mạng lưới cũng như tận dụng lợi ích từ mạng xã hội online nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết, sự hiểu biết cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm mới cho thanh niên”, ông Apirat Sugondhabhirom chia sẻ trong Hội thảo quốc tế kết hợp triển lãm ảnh về tăng cường hữu nghị và kết nối thương mại, đầu tư, du lịch Đà Nẵng - Thái Lan do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng tổ chức vào ngày 14/12.

Thúc đẩy Hành lang kinh tế Đông Tây kết nối thương mại, đầu tư, du lịch giữa Đà Nẵng- Thái Lan hậu COVID-19
Quang cảnh buổi hội thảo quốc tế.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Phước Sơn cho biết, trên nền tảng quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, thành phố Đà Nẵng đang duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác thường xuyên với một số tỉnh của Thái Lan như Mukdahan, Nakhon Phanom, Phuket, Chiang Mai. Đặc biệt, thành phố đã ký kết Ý định thư thể hiện mong muốn thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh Khon Kaen, Thái Lan và hai bên hiện đang hoàn thiện Biên bản ghi nhớ hợp tác.

Trong thời gian trước khi dịch COVID-19 xảy ra, thành phố đã đón tiếp nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao, các đoàn chính quyền, các trường đại học và doanh nghiệp Thái Lan đến thăm, tham dự các hội thảo quốc tế, tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu. Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Đà Nẵng và các đối tác Thái Lan phát triển tốt đẹp, nhất là trong lĩnh vực thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân. Hàng năm, Hội chợ Quốc tế thương mại và du lịch Hành lang kinh tế Đông Tây tại thành phố Đà Nẵng thu hút nhiều doanh nghiệp Thái Lan tham gia. Về hợp tác, trao đổi về du lịch, Thái Lan luôn có mặt trong top 10 thị trường quốc tế của du lịch Đà Nẵng.

Hợp tác giáo dục - đào tạo cũng là một phần quan trọng trong quan hệ giữa Đà Nẵng và các đối tác Thái Lan,. Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng chú trọng phát triển chuyên ngành tiếng Thái thuộc Khoa Nhật - Hàn - Thái và luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2004 đến năm 2011, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã cấp 15 suất học bổng cho các cán bộ thành phố tham dự các khóa đào tạo ngắn, dài hạn về xúc tiến đầu tư, hội nhập AFTA, quan hệ quốc tế, tiếng Thái tại Thái Lan...

Thúc đẩy Hành lang kinh tế Đông Tây kết nối thương mại, đầu tư, du lịch giữa Đà Nẵng- Thái Lan hậu COVID-19
Hội chợ Quốc tế thương mại, du lịch và đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây Đà Nẵng 2020 (EWEC Đà Nẵng 2020)

Bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm - Phó giám đốc Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng - cho biết Thái Lan là một trong những đối tác có nhiều tiềm năng mở rộng hợp tác mạnh mẽ và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Hiện Đà Nẵng có gần 20 doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh thương mại trực tiếp với Thái Lan. Trao đổi thương mại giữa Đà Nẵng và Thái Lan duy trì ổn định, đạt 45 triệu USD/năm.

Trong ASEAN, Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Đà Nẵng. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đà Nẵng vào thị trường này là cao su thành phẩm, lọc dầu - lọc gió, cần câu cá.

Đặc biệt, trao đổi du lịch hai bên đạt nhiều kết quả tích cực những năm gần đây. Từ năm 2017 đến 2019, lượng khách Thái Lan sang Đà Nẵng tăng hơn 9 lần, lên hơn 213.000 lượt khách và dần trở thành thị trường du lịch trọng điểm, lớn thứ 3 của Đà Nẵng.

Chia sẻ về một số khó khăn khi phát triển hợp tác và thúc đẩy đầu tư từ thị trường Thái Lan trong bối cảnh hiện nay, bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng cho biết: “Việc tiếp cận trực tiếp với các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức kinh tế lớn, nhà đầu tư tiềm năng còn nhiều hạn chế do chưa thiết lập được mạng lưới đối tác có chiều sâu. Việc cách ly, giãn cách xã hội cũng ảnh hưởng đến các hoạt động đoàn ra, tổ chức sự kiện quảng bá, gặp gỡ doanh nghiệp, khảo sát thực địa và triển khai các thủ tục đầu tư dự án. Tuy nhiên, Đà Nẵng xác định Thái Lan là thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng với các đối tác có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực trọng điểm Thành phố đang kêu gọi đầu tư”.

Đặc biệt, về du lịch, sắp tới, khi COVID-19 dần được kiểm soát, Thái Lan vẫn là thị trường chính trong kế hoạch khôi phục và tăng cường trao đổi du khách của Đà Nẵng. Trong đó, các phân khúc mục tiêu được xác định bao gồm du lịch công vụ MICE, du lịch nghỉ dưỡng và golf.

Hành lang kinh tế Đông Tây là tuyến hành lang dài 1450 km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đến cửa khẩu Myawaddy (bang Kayin) ở biên giới Myanmar - Thái Lan. Ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot, chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan. Ở Lào, chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh và ở Việt Nam, chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh thành Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng.

Hành lang kinh tế Đông Tây đa dạng về địa hình, khí hậu, có đồng bằng ven biển Mawlamyine (Myanmar), miền đất thấp và nhiều đồi núi phía nam Bắc Thái Lan, vùng đồng bằng ẩm ướt, rừng và cây bụi Savannakhet và vùng đồi núi trung du miền Trung Việt Nam.

Hoạt động thương mại của hành lang này tập trung vào 6 thành phố lớn: Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, Đà Nẵng và một số thành phố nhỏ khác. Đồng thời, hành lang Đông Tây còn giao với một số tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam như: Yangon - Dawei, Chiang Mai - Bangkok, Đường 13 (Lào) và Quốc lộ 1A (Việt Nam), có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại theo hướng bắc hoặc hướng nam đến các trung tâm thương mại lớn như Băngkok, thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương dọc hành lang đa số đều tương đối nghèo, chậm phát triển, đông dân cư và xa cách về mặt địa lý. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, sự phát triển của công nghiệp còn hạn chế.

"Hộ chiếu vaccine" - con đường nghiêm túc để thúc đẩy du lịch và giao lưu quốc tế
“Hộ chiếu vaccine” được xem là giải pháp khả thi nhằm từng bước gỡ khó và mở lối đi cho nền kinh tế - đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh thời gian qua. "Hộ chiếu vaccine" cũng được các tổ chức kinh tế, cơ quan ngoại giao đánh giá là một con đường nghiêm túc để thúc đẩy du lịch và giao lưu quốc tế.
Tăng cường quan hệ hữu nghị Đà Nẵng – Thái Lan thông qua kết nối thương mại, du lịch Tăng cường quan hệ hữu nghị Đà Nẵng – Thái Lan thông qua kết nối thương mại, du lịch
Ngày 14/12/2021, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo quốc tế và triển lãm ảnh về tăng cường hữu nghị, kết nối thương mại - đầu tư - du lịch Đà Nẵng – Thái Lan do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Đà Nẵng (DAFO) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Thái Lan TP. Đà Nẵng, trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và Tổng Lãnh sự quán Hoàng gia Thái Lan tại TP. HCM tổ chức.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thuc-day-hanh-lang-kinh-te-dong-tay-ket-noi-thuong-mai-dau-tu-du-lich-giua-da-nang-thai-lan-hau-covid-19-159972.html

In bài viết