Khinh hạm Đức tới Biển Đông "chỉ là bước dạo đầu" trong kế hoạch

17:52 | 22/12/2021

Việc triển khai khinh hạm Bayern tại Biển Đông là dấu hiệu cho thấy Đức đang tiếp tục các hoạt động của nước này trong khu vực theo từng bước nhỏ.
Khinh hạm của Hải quân Đức lần đầu tới Biển Đông sau hai thập kỷ Khinh hạm của Hải quân Đức lần đầu tới Biển Đông sau hai thập kỷ
Reuters ngày 15/12 dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức cho biết, khinh hạm Bayern của hải quân nước này đang tiến vào Biển Đông trên hành trình tới điểm đến Singapore.
Tàu chiến của Đức tiến vào Biển Đông có sức mạnh như thế nào? Tàu chiến của Đức tiến vào Biển Đông có sức mạnh như thế nào?
Ngày 15/12, tàu hộ vệ Bayern của Đức đã đi vào Biển Đông, trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi vào vùng biển này sau gần 20 năm.

Phát biểu trên khinh hạm Bayern ngày 21/12, phó đô đốc Kay-Achim Schonbach cho biết hành trình tiến vào Biển Đông của chiến hạm Đức hồi tuần trước sẽ được tiếp nối bằng các hoạt động triển khai thêm tàu thuyền, máy bay tới châu Á từ năm 2023.

Khi được hỏi vì sao khinh Bayern không đi qua eo biển Đài Loan, Schonbach trả lời rằng Đức "bắt đầu với những bước đi nhỏ". "Có thể hoạt động di chuyển qua eo biển Đài Loan trên cơ sở song phương sẽ diễn ra trong lần hiện diện tiếp theo tại khu vực", ông nói.

Schonbach nói mối quan tâm chính của Đức là duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế trong khu vực, tập trung vào các "đối tác quý giá" của Berlin và nước này sẽ không bắt đầu bằng những hành động "đao to búa lớn".

Khinh hạm Đức tới Biển Đông

Hộ vệ hạm Bayern của Đức neo đậu tại căn cứ hải quân Changi, Singapore ngày 21/12. Ảnh: Strait Times.

Tại sự kiện khác cùng ngày ở căn cứ hải quân Changi, Singapore, phó đô đốc Schonbach cho biết đợt điều động khinh hạm Bayern không phải hành động khiêu khích, mà là dấu hiệu cho thấy tình hình đã leo thang tới mức Đức cảm thấy phải phát thông điệp tới Trung Quốc.

"Khi một quốc gia như Đức điều một chiến hạm, chắc chắn có điều gì đó đã xảy ra trong những năm gần đây và đủ nghiêm trọng để Đức phải thay đổi cách thức liên lạc", phó đô đốc Schonbach nói.

Hộ vệ hạm Bayern của Đức với thủy thủ đoàn hơn 200 người rời cảng Wilhelmshaven hôm 2/8, bắt đầu hành trình đến châu Á - Thái Bình Dương. Chiến hạm tiến vào Biển Đông hôm 15/12 và 5 ngày sau đó cập vào căn cứ hải quân Changi, bắt đầu chuyến thăm Singapore dự kiến kéo dài 16 ngày.

Trả lời câu hỏi của VnExpress về hành trình của khinh hạm Bayern, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam ngày 20/12 cho biết chiến hạm đi qua Biển Đông "là một phần trong cam kết kiên định của Đức về duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm quyền tự do hàng hải".

"Đức hiện diện tại Biển Đông nhấn mạnh cam kết liên tục với tự do hàng hải và duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", đại sứ quán Đức tại Việt Nam cho biết. "Đức đề cao tầm quan trọng của các quyền trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982".

Tàu chiến của Đức tiến vào Biển Đông có sức mạnh như thế nào? Tàu chiến của Đức tiến vào Biển Đông có sức mạnh như thế nào?
Ngày 15/12, tàu hộ vệ Bayern của Đức đã đi vào Biển Đông, trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi vào vùng biển này sau gần 20 năm.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ là “kẻ phá hoại lớn nhất đối với hoà bình và ổn định ở Biển Đông Trung Quốc cáo buộc Mỹ là “kẻ phá hoại lớn nhất đối với hoà bình và ổn định ở Biển Đông"
Thượng tá Tian Junli, phát ngôn viên Quân khu miền nam thuộc quân đội Trung Quốc mới đây đã cáo buộc Mỹ là “kẻ phá hoại lớn nhất đối với hoà bình và ổn định ở Biển Đông".

Vĩnh Bảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/khinh-ham-duc-toi-bien-dong-chi-la-buoc-dao-dau-trong-ke-hoach-159851.html

In bài viết