Quy định về kinh phí bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài

13:37 | 17/12/2021

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 110/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 26/1/2022.
Đã đưa gần 200.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước an toàn Đã đưa gần 200.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước an toàn
Theo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay, nhu cầu của người Việt Nam về nước đang ở mức cao do Tết Nguyên đán tới gần, đồng thời nhiều trường hợp người lao động, người đi công tác, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài đã hết hạn thị thực mong muốn được về nước. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, đã có hơn 800 chuyến bay chở gần 200.000 công dân Việt Nam về nước an toàn.
Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân tại Myanmar Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân tại Myanmar
Ngày 9/12/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về việc triển khai công tác bảo hộ công dân, doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Thông tư quy định các nội dung chi không hoàn lại gồm: Chi phí cho cán bộ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đi công tác phục vụ nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; đi thăm lãnh sự để tìm hiểu tình hình đối với các trường hợp công dân bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, bị xét xử, tù đày. Mức chi các khoản tiền vé máy bay, tàu xe đi lại, tiền xăng dầu, tiền công tác phí theo chế độ quy định.

Quy định về kinh phí bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài
219 công dân từ Guinea Xích đạo giơ cao ảnh Bác Hồ và cảm ơn Chính phủ Việt Nam khi vừa xuống sân bay.

Chi trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn, bị mắc bệnh hiểm nghèo, trợ giúp các khoản chi phí đưa công dân là nạn nhân của tội phạm mua bán người về nước: Trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn, khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục, các khoản chi phí di chuyển tại nước sở tại; chi phí lương thực, thực phẩm, nơi ở tạm thời và nhu yếu phẩm cần thiết khác. Mức chi theo chứng từ chi thực tế đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Những trường hợp công dân bị mắc bệnh hiểm nghèo (danh mục các bệnh hiểm nghèo theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam), tử vong, bị tai nạn nghiêm trọng nguy cơ đến tính mạng, khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục; hoặc các trường hợp gặp rủi ro nghiêm trọng cần bảo hộ (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố), nếu cần trợ giúp thêm chi phí phương tiện về nước và các chi phí khác có liên quan thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài để báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Theo Thông tư, chi tạm ứng tiền mua vé phương tiện về nước, chi trả các khoản chi phí về đảm bảo y tế (bao gồm viện phí và các chi phí khác liên quan đến đảm bảo y tế), chi phí cư trú tạm thời và các chi phí khác cho công dân trong các trường hợp:

Đương sự có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

Trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nếu đương sự không có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc, thì đương sự phải có cam kết hoàn trả các chi phí tạm ứng cho đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Thủ trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, căn cứ theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, xem xét quyết định chi tạm ứng đối với từng trường hợp đặc biệt khẩn cấp cụ thể.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chỉ được chi tạm ứng sau khi đương sự có các biện pháp đặt cọc, bảo lãnh, cam kết quy định.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 26/1/2022.

Xây dựng “Góc Việt Nam”, “Không gian Việt Nam – Hồ Chí Minh” ở nước ngoài Xây dựng “Góc Việt Nam”, “Không gian Việt Nam – Hồ Chí Minh” ở nước ngoài
Đến năm 2030, phấn đấu tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xây dựng “Góc Việt Nam” hoặc “Không gian Việt Nam - Hồ Chí Minh”; các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam có các sự kiện ngoại giao văn hóa lớn thường niên. Đây là một trong những mục tiêu cụ thể trong Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Sẽ có Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Sẽ có Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Sáng ngày 30/11/2021, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng dự thảo Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quy-dinh-ve-kinh-phi-bao-ho-cong-dan-viet-nam-o-nuoc-ngoai-159487.html

In bài viết