Địa phương cần phối hợp điều tiết xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc

17:37 | 15/12/2021

Đứng trước nhiều thách thức trong quá trình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đề nghị các địa phương cần có sự phối hợp với các tỉnh biên giới, thông báo cho các doanh nghiệp làm việc với đối tác nhập khẩu bố trí thời lượng đưa xe lên cửa khẩu, đảm bảo phù hợp với năng lực thông quan.
Phối hợp điều tiết xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản sang Trung Quốc
Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện còn tồn đọng khoảng hơn 4.000 xe hàng chờ thông quan.

Ngày 15/12, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội Rau quả Việt Nam; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam về việc phối hợp điều tiết xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản sang Trung Quốc.

Theo đó, Trung Quốc hiện vẫn thực hiện chính sách Zero COVID-19 đối với hàng nông sản, thủy sản nhập khẩu vào Trung Quốc dẫn đến việc giảm tốc độ thông quan xuống còn 50% so với trước đây. Điều này gây ra ùn ứ rất lớn lượng xe vận chuyển nông sản tại các cửa khẩu và áp dụng các biện pháp kiểm tra COVID-19 trên bao bì hàng hóa, tăng cường việc kiểm dịch thực vật đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tính từ thời điểm giữa tháng 11/2021, lượng xe container dồn ứ tại Lạng Sơn đã tăng từ 1.700 xe lên đến 4.000 xe.

Dự báo dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt là chuẩn bị dịp Tết Nhâm Dần năm 2022 khi nhu cầu hàng nông sản, thủy sản tại Trung Quốc tăng cao, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đề nghị các đơn vị báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan như: Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải,... thông tin đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có phương án xử lý và bảo quản hàng nông sản, thủy sản tại địa phương.

Đồng thời, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, phối hợp với các tỉnh biên giới, đặc biệt là Lạng Sơn, thông báo cho các doanh nghiệp làm việc với đối tác nhập khẩu bố trí thời lượng đưa xe lên cửa khẩu để đảm bảo phù hợp với năng lực thông quan và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hàng rau quả, thuỷ sản xuất khẩu qua tuyến biên giới với Trung Quốc. Cùng đó, kiểm soát các cơ sở vùng trồng, thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc xuất xứ, quy định nhãn mác, bao bì sản phẩm, quản lý hồ sơ doanh nghiệp theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng đảm bảo đủ điều kiện thông quan khi hàng đưa lên cửa khẩu.

Cán cân thương mại đảo chiều, Việt Nam xuất siêu 225 triệu USD trong 11 tháng năm 2021

Cán cân thương mại đảo chiều, Việt Nam xuất siêu 225 triệu USD trong 11 tháng năm 2021

Tiếp tục có sự cải thiện, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 11/2021 ước tính xuất siêu 100 triệu USD (tháng 10 xuất siêu 2,85 tỷ USD). Qua đó, trong 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 225 triệu USD.

Hoàn tất đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc

Hoàn tất đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 4/11, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đã hoàn tất việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu đi Trung Quốc thuộc thẩm quyền phụ trách của Bộ Công Thương theo quy trình đăng ký nhanh.

Thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều thay đổi

Thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều thay đổi

Ngày 20/8, Bộ Công Thương đã phát đi khuyến cáo đến các doanh nghiệp xuất khẩu qua cửa khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và các cơ quan quản lý của cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải tăng cường các biện pháp phòng dịch.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dia-phuong-can-phoi-hop-dieu-tiet-xuat-khau-nong-thuy-san-sang-trung-quoc-159354.html

In bài viết