Trung Quốc xây dựng căn cứ bảo trì cáp dưới Biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào?

16:42 | 13/12/2021

Tờ South China Morning Post ngày 12/12 đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị xây hai căn cứ bảo trì hệ thống cáp biển đặt ngầm ở hai khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông theo lộ trình phát triển 5 năm cho ngành thông tin truyền thông nước này.
Oanh tạc cơ Trung Quốc tập trận bắn đạn thật và rà mìn ở Biển Đông Oanh tạc cơ Trung Quốc tập trận bắn đạn thật và rà mìn ở Biển Đông
Tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin oanh tạc cơ H-6J của lực lượng hải quân Trung Quốc cuối tuần trước có cuộc tập trận bắn đạn thật và rà mìn ở Biển Đông.
Hội nghi Asean – Trung Quốc: Nhấn mạnh vấn đề hoà bình, an ninh ở Biển Đông Hội nghi Asean – Trung Quốc: Nhấn mạnh vấn đề hoà bình, an ninh ở Biển Đông
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để bảo đảm hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực, nhất là Biển Đông, cần tăng cường đối thoại, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế và hành xử trách nhiệm của các quốc gia, cùng nhau nỗ lực hơn nữa thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC.

Theo PLO, cụ thể, theo thông báo của chính quyền đảo Hải Nam, việc xây dựng căn cứ đầu tiên ở Biển Đông sẽ bắt đầu trước cuối năm nay ở TP Tam Á nằm ở cực nam của hòn đảo.

Sau khi chính thức đi vào hoạt động vào năm 2033, căn cứ này được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống cáp biển của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc dự kiến cũng sẽ đóng thêm hai tàu chuyên dùng cho việc bảo trì cáp biển trong thời gian tới để "gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế trong hoạt động xây dựng và duy trì cáp ngầm dưới biển", theo nội dung ghi trong thông báo của chính quyền Hải Nam.

Trên thực tế, hệ thống cáp ngầm đang dần trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với lợi ích kinh tế và an ninh của mọi quốc gia.

Trung Quốc xây dựng căn cứ bảo trì cáp dưới Biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào?
Lưu lượng Internet phụ thuộc nhiều vào cáp ngầm dưới biển, khiến chúng quan trọng với bất kỳ quốc gia nào - Ảnh: SHUTTERSTOCK/ TTO

Theo công ty nghiên cứu viễn thông TeleGeography (Mỹ), hiện có 436 tuyến cáp quang biển với tổng chiều dài lên tới 1,3 triệu km được lắp đặt ngầm trên các vùng biển toàn cầu. Khoảng 95% lượng dữ liệu thông tin toàn cầu mỗi ngày đi qua các tuyến cáp này.

Đáng chú ý, cổ phần đầu tư của 31 tuyến cáp đi vào hoạt động trong năm nay đều có sự có mặt của ba công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc là China Mobile, China Telecom và China Unicom.

South China Morning Post còn cho biết giới lãnh đạo Bắc Kinh còn được cho là đang soạn thảo kế hoạch lắp đặt các tuyến cáp ngầm mới nối liền Bắc Mỹ và châu Âu.

Theo báo SCMP, Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số từ năm 2021 đến năm 2025 lên tới 3,7 nghìn tỉ nhân dân tệ (khoảng 570 tỉ USD), cao hơn 1,2 nghìn tỉ nhân dân tệ so với kế hoạch 5 năm trước đó.

Trung Quốc áp dụng chiêu trò kiểm soát Biển Đông Trung Quốc áp dụng chiêu trò kiểm soát Biển Đông
Tờ Hoàn Cầu thời báo vừa đưa tin chính quyền Trung Quốc từ ngày 1.9, sẽ áp dụng quy định yêu cầu những người điều khiển một số loại tàu thuyền phải khai báo thông tin chi tiết về hải trình khi đi vào vùng lãnh hải mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc sẽ dùng tàu ngầm mới phục kích tàu nước ngoài ở Biển Đông? Trung Quốc sẽ dùng tàu ngầm mới phục kích tàu nước ngoài ở Biển Đông?
Giới phân tích quân sự cho rằng việc Trung Quốc tạo ra tàu ngầm êm hơn bằng cách tái định hình tàu ngầm Type 039A sẽ hỗ trợ hải quân trong cuộc tấn công tiềm tàng nhắm vào Đài Loan và xung đột ở Biển Đông.

Vĩnh Bảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-xay-dung-can-cu-bao-tri-cap-duoi-bien-dong-va-bien-hoa-dong-nhu-the-nao-159146.html

In bài viết