Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm Sorbitol nhập khẩu

06:50 | 25/11/2021

Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm chất tạo ngọt có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc từ 44,39% đến 68,5%.
Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm Sorbitol nhập khẩu
Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm Sorbitol nhập khẩu - Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT ngày 23/11/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sorbitol (chất tạo ngọt) có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc.

Mức thuế chống bán phá giá với chất sorbitol nhập từ Ấn Độ được áp là 52,75%, từ Indonesia là 44,39%, từ Trung Quốc là 57,55 - 68,5%.

Trước đó, Bộ Công Thương đã tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 12/2020 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020. Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương, các quy định liên quan cũng như Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo Bộ Công Thương, kết quả điều tra chính thức cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc gia tăng đột biến. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, phát triển nguồn nguyên liệu. Từ đó, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung - cầu, giá cả… để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các ngành sản xuất theo đúng quy định.

Được biết, chất sorbitol được sử dụng khá nhiều trong thực phẩm hàng ngày, là chất tạo độ ngọt, bóng cho đồ ăn, đồ uống và giữ được độ ẩm cho thực phẩm. Chất này được Bộ Y tế cấp phép cho vào trong thực phẩm ở mức độ quy định nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Ngoài công dụng chính là tạo vị ngọt, chất này còn giúp chịu được sự tấn công của một số loại vi khuẩn và không thể lên men được. Do đó, sorbitol được sử dụng nhiều trong việc bảo quản thực phẩm, đặc biệt là một số loại thực phẩm béo.

Doanh nghiệp cần hợp tác điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với sản phẩm đường mía Doanh nghiệp cần hợp tác điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với sản phẩm đường mía
Để phục vụ cho quá trình điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía, ngày 26/10, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị đã gửi bản câu hỏi điều tra vụ việc cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài. Thời hạn để trả lời bản câu hỏi điều tra là trước 17h ngày 1/12/2021.
Chính phủ phê duyệt Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN Chính phủ phê duyệt Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN
Ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 18/10/2021 phê duyệt Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA).
Đông Nam Á đang dẫn đầu phân khúc thương mại điện tử Đông Nam Á đang dẫn đầu phân khúc thương mại điện tử
Số lượt cài đặt của ứng dụng thương mại điện tử đến nay đã tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020. Đến cuối năm 2021, Đông Nam Á sẽ có khoảng 350 triệu người dùng số, bằng 80% tổng người dùng của khu vực này...

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ap-dung-thue-chong-ban-pha-gia-chinh-thuc-doi-voi-san-pham-sorbitol-nhap-khau-157535.html

In bài viết