Tuyên truyền văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc

20:56 | 08/11/2021

Phòng Chính trị và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng phối hợp với Trường THCS Tân Giang, thành phố Cao Bằng vừa tổ chức buổi ngoại khóa tuyên truyền 3 văn kiện pháp lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Huế: Tuyên truyền kiến thức về biên giới, biển đảo cho học sinh dân tộc thiểu số Huế: Tuyên truyền kiến thức về biên giới, biển đảo cho học sinh dân tộc thiểu số
Kết thúc tuần tra liên hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam Trung Quốc Kết thúc tuần tra liên hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam Trung Quốc
Kiểm tra các chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Lạng Sơn Kiểm tra các chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Lạng Sơn

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,566 km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc được pháp lý hóa lần đầu tiên bằng hai Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895.

Cán bộ Đồn Biên phòng Thị Hoa tuyên truyền tại thực địa, tạo sự hứng thú tiếp thu kiến thức pháp luật cho các em học sinh. Ảnh: Đức Linh
Cán bộ Đồn Biên phòng Thị Hoa tuyên truyền tại thực địa, tạo sự hứng thú tiếp thu kiến thức pháp luật cho các em học sinh. Ảnh: Đức Linh

Từ ngày 4 đến ngày 7-11, Đồn Biên phòng Thị Hoa, BĐBP Cao Bằng phối hợp với Trường Trung học cơ sở Thị Hoa và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hạ Lang (Cao Bằng) tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền 3 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

Có 180 học sinh của 2 trường đã trực tiếp tham gia những buổi ngoại khóa do Đồn Biên phòng Thị Hoa tổ chức, thực hiện. Với hình thức sân khấu hóa và tuyên truyền tại thực địa (đường biên giới và cột mốc biên giới), các hoạt động ngoại khóa phù hợp với các đối tượng, các buổi tuyên truyền đã tạo được hứng thú cho người nghe.

Tại buổi ngoại khóa, các em học sinh đã được nghe giới thiệu những nội dung cơ bản liên quan đến biên giới quốc gia; Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; ý nghĩa của việc ký kết và thực thi 3 văn kiện pháp lý trên; tuyên truyền, giáo dục về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nổi tiếng với các giá trị đa dạng sinh học cùng nhiều hệ sinh thái, giống loài động thực vật.

Các nội dung tuyên truyền góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ và học sinh vùng biên giới; nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh, người học tại các cơ sở giáo dục trong công tác bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định và phát triển.

3 văn kiện nêu trên cùng với Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999 là bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới đất liền Việt - Trung. Với bộ hồ sơ này, đường biên giới trên đất liền Việt Nam -– Trung Quốc đã được xác định rõ ràng, chính xác và thuận tiện cho công tác quản lý. Bộ hồ sơ này là cơ sở để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tạo thuận lợi cho công tác quản lý đường biên, mốc giới giữa hai nước.

Tóm tắt một số điểm về 3 văn kiện liên quan đến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc:

1. Nghị định thư phân giới cắm mốc là văn kiện dày 450 trang với trên 2.200 trang Phụ lục kèm theo bao gồm: bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới Việt - Trung; tập “Bảng đăng ký mốc giới, tập “Bảng tọa độ, độ cao mốc giới” và tập “Bảng quy thuộc các cồn, bãi trên sông suối biên giới”. Nghị định thư mô tả chi tiết hướng đi của toàn bộ đường biên giới, các chi tiết tọa độ cũng như độ cao của từng cột mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Mỗi đoạn biên giới và mỗi mốc giới có 1 bộ hồ sơ riêng bao gồm lời văn mô tả, sơ đồ tọa độ và bản đồ.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - Trung Quốc từng đoạn biên giới, từng cột mốc biên giới giữa hai nước được thể hiện một cách rõ ràng nhất không chỉ bằng lời văn mà cả trên các sơ đồ và bản đồ, giúp cho mỗi người dân đều có thể dễ dàng nhận biết được đường biên giới. Trên cơ sở của Nghị định thư phân giới cắm mốc ta có thể áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại, kể cả áp dụng kỹ thuật số trong công tác quản lý biên giới, tạo điều kiện cho các cán bộ trực tiếp làm công tác biên giới thực thi nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất.

2. Hiệp định về quy chế quản lý biên giới quy định rõ những nội dung công việc cụ thể của các ngành chức năng trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng, nguồn nước sông suối biên giới; các quy định về sự qua lại biên giới của người, phương tiện và hàng hóa; quy chế phối hợp trong việc duy trì, bảo đảm an ninh, trật tự trên vùng biên giới. Kèm theo Hiệp định còn có 18 Phụ lục quy định về các loại mẫu giấy tờ trao đổi giữa hai bên trong quá trình xử lý các công việc trên vùng biên giới hai nước

Hiệp định về quy chế quản lý biên giới sẽ thay thế Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới Việt - Trung ký giữa Chính phủ hai nước năm 1991. Hiệp định quản lý biên giới vừa ký đã bổ sung nhiều nội dung chi tiết hơn, đồng thời nêu ra các nguyên tắc và biện pháp cụ thể trong việc giải quyết từng vấn đề liên quan đến đất liền Việt - Trung, kể cả những vấn đề nảy sinh như: các biện pháp giải quyết vấn đề xuất nhập cảnh trái phép; các nguyên tắc về xây dựng các công trình ở vùng nước biên giới, vùng biên giới hay sửa chữa, khôi phục (mốc giới…). Hiệp định quy định, hai bên thỏa thuận thành lập Ủy ban liên hợp biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để phối hợp, đôn đốc, giám sát việc triển khai công tác quản lý biên giới; thỏa thuận mỗi bên cử 8 người đại diện phụ trách công tác quản lý ở từng đoạn biên giới… Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Hiệp định tạm thời 1991.

3. Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trước đây, nội dung các vấn đề liên quan đến cửa khẩu được nêu trong Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới ký năm 1991. Nay, để tạo thuận lợi cho việc quản lý và xử lý các công việc liên quan đến sự qua lại tại các cửa khẩu giữa hai nước, ta và Trung Quốc đã xây dựng một Hiệp định riêng về các vấn đề liên quan đến cửa khẩu trên biên giới Việt - Trung. Điều này phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như thực tiễn và thông lệ quốc tế hiện nay.

Linh hoạt hình thức tuyên truyền pháp luật nơi biên giới, hải đảo Linh hoạt hình thức tuyên truyền pháp luật nơi biên giới, hải đảo
Để đáp ứng được kỳ vọng và hoàn thành các mục tiêu của Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo, giai đoạn 2017-2021”, thời gian qua, Ban Chỉ đạo đề án Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh BĐBP - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo đề án các tỉnh, thành phố biên giới triển khai đồng bộ, đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, PBGDPL, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của từng cơ quan, đơn vị và đối tượng. Trong đó, chú trọng việc gắn tuyên truyền, PBGDPL với công tác vận động quần chúng nhân dân chấp hành mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tuyên truyền pháp luật cho người dân vùng biên giới bằng dân ca Tuyên truyền pháp luật cho người dân vùng biên giới bằng dân ca
Thời gian qua, Đồn Biên phòng Nhôn Mai, BĐBP Nghệ An đã sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, nhân dân trên địa bàn biên giới do đơn vị phụ trách. Đặc biệt, Thượng tá Nguyễn Thế Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nhôn Mai còn viết lời tổ khúc dân ca tuyên truyền pháp luật, phổ biến công tác phòng, chống dịch Covid-19, được nhân dân địa phương hào hứng đón nhận.
Cao Bằng: Liên tục phát hiện công dân nhập cảnh trái phép từ biên giới Trung Quốc Cao Bằng: Liên tục phát hiện công dân nhập cảnh trái phép từ biên giới Trung Quốc
Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Côn và Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn (BĐBP tỉnh Cao Bằng) ngày 28/7 cho biết đơn vị này vừa phát hiện, ngăn chặn kịp thời 27 công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam.

Tuấn Quỳnh ̣(TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tuyen-truyen-van-kien-phap-ly-ve-bien-gioi-dat-lien-viet-nam-trung-quoc-155936.html

In bài viết