Theo chân đội thợ lặn làm sạch đáy biển ở Cù Lao Chàm

09:00 | 28/09/2021

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm có một đội thợ lặn chuyên làm sạch đáy biển. Thành viên có cả nam nữ thường lặn gom rác ở đáy biển và tiêu diệt sao biển gai - loại sinh vật chuyên ăn thịt san hô biển.
Chợ 0 đồng cho người dân đảo Cù Lao Chàm Chợ 0 đồng cho người dân đảo Cù Lao Chàm
Giếng cổ ở Cù Lao Chàm: Uống được nước có thể "thoát ế"? Giếng cổ ở Cù Lao Chàm: Uống được nước có thể "thoát ế"?
Quảng Nam định hướng xây dựng khu du lịch quốc gia tại Cù Lao Chàm Quảng Nam định hướng xây dựng khu du lịch quốc gia tại Cù Lao Chàm

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm có một đội thợ lặn chuyên làm sạch đáy biển. Thành viên có cả nam nữ thường lặn gom rác ở đáy biển và tiêu diệt sao biển gai - loại sinh vật chuyên ăn thịt san hô biển.

Tiêu diệt sao biển gai và làm sạch rác thải giúp san hô phát triển.

Tiêu diệt sao biển gai và làm sạch rác thải giúp san hô phát triển.

Các loại rác ở đáy biển được tìm thấy phần lớn là rác thải nhựa, kim loại, thủy tinh, cao su, gỗ, quần áo/vải và nhiều loại rác hỗn hợp khác. Những loại rác này cùng với số sao biển gai có mặt ở nhiều khu vực đáy biển, giăng mắc trong các rạn san hô khiến cho công việc của đội làm sạch đáy biển không hề đơn giản. Với tình yêu và quyết tâm bảo vệ sinh quyển Cù Lao Chàm, các thành viên đội lặn vẫn miệt mài công việc mỗi ngày. Từ ban đầu, nhóm nòng cốt chỉ có 10 người đều là cán bộ của khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, đến nay đội “làm sạch đáy biển” đã có thêm 10 thành viên nữa.

Tiêu diệt sao biển gai và làm sạch rác thải giúp san hô phát triển.

Chị Nguyễn Thị Hồng Thúy, cán bộ Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm nói: “Việc lặn kiểm tra và làm vệ sinh đáy biển giúp tôi khám phá nhiều điều thú vị. Công việc này cũng giúp tôi nghiên cứu để bảo vệ rạn san hô”.

Đội làm sạch đáy biển là dự án được Tổ chức quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam tài trợ. Bên cạnh việc làm sạch đáy biển, dự án còn có mong muốn giảm bớt lượng rác thải nhựa phát sinh từ nguồn. Bà Nguyễn Mỹ Quỳnh - Quản lý dự án, hợp phần Thủy sản và khu bảo tồn biển (WWF Việt Nam) cho biết: “Công việc của đội lặn vớt rác hết sức ý nghĩa. Không chỉ làm đẹp các rạn san hô, bãi biển Cù Lao Chàm trong mắt du khách, mà quan trọng hơn là góp phần giải thoát các sinh cảnh này khỏi mối đe dọa suy thoái do tác động của rác thải nhựa”.

Rác được vớt từ đáy biển.

Rác được vớt từ đáy biển.

Dùng vôi và axit tiêu khử sao biển gai, nếu để sót chỉ một phần nhỏ thì nó sẽ tự tái sinh và phá hoại san hô.

Dùng vôi và axit tiêu khử sao biển gai, nếu để sót chỉ một phần nhỏ thì nó sẽ tự tái sinh và phá hoại san hô.

Rà soát đáy biển để vớt rác.

Rà soát đáy biển để vớt rác.

Những đoạn dây nhựa nằm đáy biển rất khó phân hủy.

Những đoạn dây nhựa nằm đáy biển rất khó phân hủy.

Phân loại rác vớt lên từ đáy biển.

Phân loại rác vớt lên từ đáy biển.

Chợ 0 đồng cho người dân đảo Cù Lao Chàm Chợ 0 đồng cho người dân đảo Cù Lao Chàm
Tại phiên chợ Ban tổ chức đã trao tổng số quà là 300 suất cho người dân 03 thôn Bãi Làng, Bãi Ông và Bãi Hương.
Quảng Nam định hướng xây dựng khu du lịch quốc gia tại Cù Lao Chàm Quảng Nam định hướng xây dựng khu du lịch quốc gia tại Cù Lao Chàm
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất phạm vi quy hoạch xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) bao gồm 8 đảo lớn, nhỏ và không gian mặt nước trong vùng.
'Lộc trời' Cù lao Chàm tiền triệu mỗi ký 'Lộc trời' Cù lao Chàm tiền triệu mỗi ký
Nguồn “lộc trời” này đem lại thu nhập đáng kể cho bà con Cù Lao Chàm trong những ngày vắng khách du lịch.

MINH QUÂN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/theo-chan-doi-tho-lan-lam-sach-day-bien-o-cu-lao-cham-152029.html

In bài viết