5 loại vaccine phòng COVID-19 được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam

08:03 | 22/09/2021

Có ít nhất 5 loại vaccine phòng COVID-19 đang được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam, trong đó 2 loại vaccine do chính Việt Nam nghiên cứu phát triển.
Người Việt tại Nhật Bản ủng hộ 1,6 tỷ cho Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 Người Việt tại Nhật Bản ủng hộ 1,6 tỷ cho Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19
Lễ tổng kết quyên góp ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 vừa được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản), kết nối với nhiều điểm cầu tại Nhật Bản và Việt Nam. Ban tổ chức chương trình thông báo đã nhận được gần 1,6 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền đóng góp đã được chuyển về Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 Việt Nam.
Chính phủ quyết định mua bổ sung 19.998.810 liều vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer Chính phủ quyết định mua bổ sung 19.998.810 liều vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 17/9/2021 về kinh phí mua bổ sung 19.998.810 liều vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiện tại, 5 loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau đang được Việt Nam sản xuất và nghiên cứu, phát triển, bước đầu đã có kết quả. Trong đó, 2 loại vaccine do chính Việt Nam nghiên cứu, phát triển (Nano Covax và Covivac); 2 vaccine được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài (Vaccine VBC-COV19-154 và Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein) và 1 loại được gia công đóng ống tại Việt Nam (Vaccine COVID-19 Sputnik V).

Vaccine Sputnik V

Ngày 21/7, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) thông báo Việt Nam đã sản xuất lô vaccine COVID-19 Sputnik-V thử nghiệm đầu tiên do Nga nghiên cứu phát triển. Cụ thể công ty Công ty đối tác VABIOTECH bên phía Việt Nam đảm nhận gia công vaccine COVID-19 Sputnik V.

Công ty VABIOTECH sẽ bắt đầu phụ trách gia công, đóng ống, đóng gói bao bì vaccine Sputnik V. Tất cả các mẫu xác nhận đầu tiên được lấy từ lô sản xuất thử nghiệm sẽ được chuyển đến Trung tâm Gamaleya (Nga) để kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên vaccine thành phẩm sẽ do Nga quyết định xem có được giữ lại Việt Nam một phần hay chuyển toàn bộ về quốc gia này để họ phân phối.

Vaccine Nano Covax

Vaccine phòng COVID-19 Nano Covax do các nhà khoa học của Công ty Nanogen và Học viện Quân y nghiên cứu, phát triển với liệu trình cách nhau 28 ngày. Vaccine Nano Covax được sản xuất dựa trên công nghệ tái tổ hợp, tức là sử dụng những mảnh kháng nguyên vô hại (protein) thích hợp nhất của nCoV để kích thích tạo đáp ứng miễn dịch phù hợp.

Hiện tại, công ty Nanogen phối hợp với Học viện Quân y và Viện Pasteur TP HCM đã thử nghiệm giai đoạn 3. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành 2 liều tiêm cho 13.000 người thử nghiệm giai đoạn 3, bước vào quá trình theo dõi, đánh giá vaccine và nộp báo cáo cho Bộ Y tế.

Ngày 19/9, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia đã có thông tin rằng vaccine Covid-19 Nano covax "đạt yêu cầu về tính an toàn, chưa có dữ liệu đánh giá hiệu lực bảo vệ". Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia kết luận về 3 vấn đề: An toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Bên cạnh đó, Hội đồng Đạo đức chấp thuận các kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (tính đến thời điểm đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3) và sẽ gửi cho thường trực Hội đồng tư vấn xem xét.

Hội đồng cũng đề nghị Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Dược Nanogen và nhóm nghiên cứu vaccine hoàn thiện báo cáo theo kết luận của cuộc họp và tiếp tục triển khai bảo đảm chất lượng, tiến độ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax theo đề cương đã được phê duyệt để hoàn tất nghiên cứu vào tháng 3/2022.

Vaccine COVIVAC

Dự án nghiên cứu thử nghiệm vaccine COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế được nghiên cứu từ tháng 5.2020, trên cơ sở hợp tác với các Trường đại học, Viện nghiên cứu và các Tổ chức quốc tế sản xuất. Trong đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là đơn vị nhận thử nghiệm, Đại học Y Hà Nội là đơn vị triển khai thử nghiệm. Trong giai đoạn 2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình là đơn vị phối hợp triển khai.

5 loại vaccine phòng COVID-19 được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam
Vaccine COVIVAC

Ngày 3/8, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia (Hội đồng đạo đức Quốc gia) nhận được báo cáo giữa kỳ giai đoạn 1 của thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC, với kết quả khả quan giai đoạn 1 (bắt đầu triển khai từ tháng 3/2021) cho thấy vaccine dự tuyển này an toàn và có tính sinh miễn dịch, đủ điều kiện để chuyển sang giai đoạn 2.

Ngày 7/8, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia đã họp thông qua đề cương nghiên cứu giai đoạn 2 vaccine COVIVAC do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế trực thuộc Bộ Y tế (IVAC) sản xuất.

Vaccine VBC-COV19-154

Arcturus Therapeutics (Mỹ) là đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine phòng COVID-19 theo công nghệ mRNA. Theo thoả thuận Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) sẽ tiến hành sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154.

Nhà máy sản xuất vaccine của VinBioCare sẽ đặt tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD, công suất 200 triệu liều mỗi năm.

Hiện nay, VinBiocare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11/2021.

Theo lộ trình, VinBioCare sẽ phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo của Bộ Y tế Việt Nam đưa vaccine VCB-COV19-154 vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1,2,3 tại Việt Nam trên quy mô hơn 20.000 người. Tháng 12/2021, VinBioCare dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Y tế xin cấp phép khẩn cấp có điều kiện để sử dụng VCB-COV19-154 tại Việt Nam. Dự kiến, lô vaccine đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2022.

Vaccine tái tổ hợp Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein

Công ty Nhật Bản Shionogi đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 với hai công ty của Việt Nam là công ty MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).

Ngày 27/07/2021, phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và đào tạo (bộ Y Tế) Nguyễn Ngô Quang cho biết công nghệ được công ty Shionogi chuyển giao là công nghệ sản xuất vaccine tái tổ hợp (Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein). Dự kiến đến tháng 06/2022 sẽ hoàn tất mọi hoạt động và đưa vaccine ra thị trường.

Người Việt tại Nhật Bản ủng hộ 1,6 tỷ cho Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 Người Việt tại Nhật Bản ủng hộ 1,6 tỷ cho Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19
Lễ tổng kết quyên góp ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 vừa được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản), kết nối với nhiều điểm cầu tại Nhật Bản và Việt Nam. Ban tổ chức chương trình thông báo đã nhận được gần 1,6 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền đóng góp đã được chuyển về Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 Việt Nam.
Chính phủ quyết định mua bổ sung 19.998.810 liều vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer Chính phủ quyết định mua bổ sung 19.998.810 liều vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 17/9/2021 về kinh phí mua bổ sung 19.998.810 liều vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer.
Việt Nam sắp có vaccine COVID-19 tự sản xuất Việt Nam sắp có vaccine COVID-19 tự sản xuất
Theo đại diện Bộ Y tế, từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có ít nhất 1 vaccine COVID-19 tự sản xuất được cấp phép khẩn cấp và từ đầu năm 2022 sẽ triển khai tiêm.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/5-loai-vaccine-phong-covid-19-duoc-nghien-cuu-san-xuat-tai-viet-nam-151456.html

In bài viết