Xuất khẩu gạo lại gặp khó

15:20 | 27/08/2021

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do có công nhân dương tính với Covid-19, cảng Tân Cảng Hiệp Phước đã tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo, dự kiến sớm nhất đến trung tuần tháng 9/2021 mới hoạt động trở lại.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết, hiện tại chỉ còn Bến 125 Tân Cảng Cát Lái và cảng Tân Cảng Nhơn Trạch còn hoạt động để phục vụ cho việc đóng gạo bằng container. Tuy nhiên, năng lực đóng hàng của 2 cảng này đều thấp hơn so với thời gian trước gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu mặt hàng gạo, ít nhất là đến hết tháng 9/2021.

Tại Cần Thơ, Cảng Tân Cảng Thốt Nốt chưa hoạt động trở lại. Lượng hàng đang bị ùn ứ cục bộ tại cảng này tính đến ngày 26/8/2021 là 6.000 tấn, tương đương khoảng 300 container chưa đóng hàng.

Dự kiến, ngày 27/8, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đối thoại với các doanh nghiệp hàng hải trên địa bàn để nắm bắt vướng mắc tại Tân Cảng Thốt Nốt, Tân Cảng Cái Cui và thống nhất phương án xử lý kịp thời.

Xuất khẩu gạo lại gặp khó
Xuất khẩu gạo gặp khó khăn khi dịch bệnh bùng phát - Ảnh minh họa

Ở các khu vực cảng biển khác vẫn hoạt động bình thường. Cụ thể, tại cảng Cát Lái, tính đến 12 giờ ngày 26/8/2021, tồn bãi chung toàn cảng là 81,3% (đảm bảo mức tồn container theo kế hoạch 85%). Từ 23/8/2021 đến nay, lượng khách hàng đến cảng làm thủ tục hải quan và giao nhận, lượng tàu , lượng phương tiện ra, vào cảng cũng như sản lượng Teus hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực Tân cảng Cái Lái liên tục giảm so với thời điểm trước khi tăng cường biện pháp kiểm soát.

Trước đó, trong tuần (16-22/8), sản lượng xếp dỡ tàu giảm 15%, giao nhận giảm 24%, lượt xe vào giảm 20%, nhân viên khai báo hải quan giảm 40%. Các số liệu này đều giảm mạnh sau khi TP.HCM siết chặt giãn cách.

Cụ thể, các ngày 23-24 và 25/8, sản lượng dỡ tàu giảm lần lượt là 12%, 42% và 69%. Còn sản lượng giao nhận giảm 37% vào ngày 23/8, giảm 42% vào ngày 24/8 và giảm 33% vào ngày 25/8.

Các cảng khu vực cảng Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang hoạt động bình thường, không có sự ùn tắc cục bộ.

Trước đó ngày 24/8/2021, Công ty Cổ phần Tân Cảng Hiệp Phước (TCHP) ký Thông báo số 280/TCHP-TB ký ngày 24/8/2021 gửi đến các đại lý/hãng tàu và khách hàng đang sử dụng dịch vụ đóng rút/ gạo tại cảng xà lan của Cảng TCHP.

“Thực hiện Chỉ thị số 16 về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của Ủy ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, Cảng TCHP xin thông báo đến quý đại lý/hãng tàu và quý khách hàng, chúng tôi sẽ tạm ngưng tiếp nhận dịch vụ đóng rút hàng gạo tại bến sà lan từ ngày 25/8 cho đến khi có thông báo mới.

Việc tạm ngừng cung cấp dịch vụ đóng rút gạo tại Cảng TCHP là trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh. Chúng tôi rất mong quý khách hàng đồng cảm và cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này. Dịch vụ đóng hàng gạo tại bến sà lan 125 trong Cảng Cát Lái do Tân Cảng Cát Lái quản lý khai thác vẫn duy trì”, thông báo trên cho hay.

Công ty cổ phần Cảng Tân cảng Hiệp Phước là một thành viên của Tổng công ty Cảng Sài Gòn (TCSG) - là cảng vệ tinh hệ thống cảng Cái Mép trong hệ thống cung ứng dịch vụ logistics của TCSG - nơi thu gom, tập kết, thông quan hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản, bách hóa tổng hợp) tại khu vực phía Nam TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Việc Cảng TCHP tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông, đặc biệt là mặt hàng gạo trong giai đoạn hiện nay.

Giá gạo giảm dù nhu cầu của khách quốc tế vẫn cao

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 7 tháng năm 2021, Việt Nam đã xuất bán gần 3,6 triệu tấn gạo, trị giá 1,937 tỷ USD, sụt giảm lần lượt 10,6% về sản lượng và 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu gạo sụt giảm do tác động của dịch Covid-19.

Đáng chú ý, giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng 7 giữ ở mức 390 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.

Bước sang tháng 8, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm, đặc biệt trong phiên ngày 19/8, gạo loại 5% đã giảm xuống 385 USD/tấn, thấp hơn gần 100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, nguồn cung nội địa Việt Nam dồi dào hơn nên để duy trì sản lượng xuất khẩu, giá gạo Việt có thể sẽ giảm.

Đề xuất cấp hơn 130 nghìn tấn gạo hỗ trợ người dân ở 24 tỉnh, thành Đề xuất cấp hơn 130 nghìn tấn gạo hỗ trợ người dân ở 24 tỉnh, thành
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xuất cấp hơn 130.000 tấn gạo hỗ trợ cứu đói cho gần 8,7 triệu nhân khẩu tại 24 tỉnh, thành phố.
Nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước Nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp, đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trong bối cảnh dịch COVID-19.
Đề xuất giải pháp gỡ khó cho sản xuất công nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 Đề xuất giải pháp gỡ khó cho sản xuất công nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), việc duy trì liên tục các chuỗi giá trị và cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là cực kỳ quan trọng trong ngắn hạn cũng như đảm bảo phát triển kinh tế đất nước trong dài hạn.

Tào Đạt

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/xuat-khau-gao-lai-gap-kho-149010.html

In bài viết