Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo

10:48 | 24/08/2021

Sau 2 năm triển hai năm thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển khẳng định: việc đưa Luật Cảnh sát biển vào cuộc sống đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc…
Các nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm tại Đà Nẵng được phép hoạt động Các nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm tại Đà Nẵng được phép hoạt động
Có 788 shipper tại Đà Nẵng là nhân viên các siêu thị, trung tâm thương mại được hoạt động giao hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân: Điểm tựa pháp lý vững chắc cho  ngư dân bám biển Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân: Điểm tựa pháp lý vững chắc cho ngư dân bám biển
Mô hình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” với mục đích tăng cường việc quan tâm, sát cánh với ngư dân, các địa phương ven biển đã trở thành điểm tựa cho ngư dân trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc vươn khơi bám biển.
Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo
Cán bộ Cảnh sát Biển tuyên truyền luật cho ngư dân

Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Để triển khai thi hành Luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã kịp thời nghiên cứu, báo cáo Bộ Quốc phòng tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 -2023.

Bộ Quốc phòng cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai thi hành Luật; tổ chức Hội nghị tập huấn toàn quốc Luật Cảnh sát biển Việt Nam; chỉ đạo toàn quân nói chung và Lực lượng Cảnh sát biển nói riêng xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định: “Sau 2 năm triển khai thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc cũng như về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh sát biển.

Đặc biệt, với nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc là các quy định trong Luật về tổ chức, biên chế, phương tiện, trang bị… của Lực lượng, yêu cầu xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam hiện đại theo hướng tinh, gọn, mạnh đã được triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của Lực lượng trong tình hình mới”.

Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo
Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam

Bên cạnh đó, theo thiếu tướng Bùi Quốc Oai,sau 2 năm triển khai thi hành Luật Cảnh sát biển, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển với các đơn vị trong Quân đội cũng như các cơ quan chức năng của các ban, bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên biển đã được thực hiện chặt chẽ, có nề nếp và hiệu quả hơn.

Quan hệ đối ngoại giữa Cảnh sát biển với các lực lượng thực thi pháp luật của các nước ASEAN cũng như các nước có vùng biển giáp ranh được triển khai đúng định hướng, theo đúng quan điểm về đối ngoại quốc phòng gắn với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng thế trận an ninh Nhân dân trên biển được thực hiện hiệu quả và tiếp tục tạo được niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống, trực tiếp đến với bà con ngư dân đánh bắt trên biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua những buổi tuyên truyền tập trung ở các cơ quan, đơn vị trong toàn Lực lượng và các địa bàn từ cấp xã, phường, nhất là ở các địa phương ven biển.

Từ đó, để người dân thêm hiểu biết về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển đảo, sẵn sàng chung sức, chung lòng với Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cho các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

Các nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm tại Đà Nẵng được phép hoạt động Các nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm tại Đà Nẵng được phép hoạt động
Có 788 shipper tại Đà Nẵng là nhân viên các siêu thị, trung tâm thương mại được hoạt động giao hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân: Điểm tựa pháp lý vững chắc cho  ngư dân bám biển Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân: Điểm tựa pháp lý vững chắc cho ngư dân bám biển
Mô hình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” với mục đích tăng cường việc quan tâm, sát cánh với ngư dân, các địa phương ven biển đã trở thành điểm tựa cho ngư dân trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc vươn khơi bám biển.
Quá trình xây dựng dự thảo và ra đời Luật Cảnh sát biển Việt Nam Quá trình xây dựng dự thảo và ra đời Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Việc ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ biển, đảo Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/luat-canh-sat-bien-gop-phan-nang-cao-nhan-thuc-y-thuc-cua-nhan-dan-tren-cac-vung-bien-dao-148690.html

In bài viết