Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp

13:31 | 22/08/2021

Thời gian qua, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 không chỉ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, những chiến sĩ Cảnh sát biển còn thường xuyên tuyên truyền, giúp đỡ ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp trên biển.
Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới người dân Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới người dân
Để góp phần đưa Luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam vào cuộc sống, thời gian qua, Bộ tư lệnh (BTL) Vùng CSB 4 đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó nổi bật là tổ chức Chương trình "CSB đồng hành với ngư dân" kết hợp tuyên truyền, phổ biến luật cho nhân dân trên địa bàn.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về hợp tác quốc tế Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về hợp tác quốc tế
Bạn đọc hỏi: Xuất phát từ đặc điểm môi trường hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam trên các vùng biển rộng, do đó, công tác phối hợp cần được triển khai không chỉ ở trong nước mà phối hợp quốc tế cũng đặt ra, so với Pháp lệnh trước đây thì trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về hợp tác quốc tế được quan tâm ra sao?

Xã Tân Thạnh, huyện An Minh (Kiên Giang), địa phương có hơn 95% dân số sống bằng nghề đi biển. Mặc dù có bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng nhờ được cán bộ của Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4 hướng dẫn tận tình, tuyên truyền cụ thể về chống đánh bắt bất hợp pháp và sẵn sàng cứu nạn trên biển... nhờ đó mà hải sản của ngư dân khai thác được bao nhiêu đều bán được hết đến đó. Nên về cơ bản, hải sản chúng tôi khai thác đến đâu đều bán được luôn đến đó.

Anh Danh Đình Thắng, thuyền trưởng kiêm chủ tàu KG-91636TS chia sẻ: "Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2021 đã đi 6 chuyến, hiện tàu của chúng tôi làm ăn ổn định, sau khi trừ chi phí, trả lương cho nhân công, gia đình tôi còn lãi được hơn 500 triệu đồng...".

Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp
Cán bộ Vùng Cảnh sát biển hướng dẫn ngư dân tuân thủ pháp luật trên biển.

Từ sự giúp đỡ của Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 và ngư dân đánh bắt hiệu quả, ông Nguyễn Thế Tài, Chủ tịch Hội nghề cá xã Tân Thạnh, huyện An Minh (Kiên Giang) cho biết: "Tân Thạnh là xã trọng điểm về nghề khai thác hải sản của huyện An Minh, với 240 tàu cá đánh bắt xa bờ. Thực tế cho thấy, khai thác hải sản xa bờ là nghề đem lại hiệu quả kinh tế lớn, nhưng cũng có tỷ lệ rủi ro cao do ảnh hưởng của thời tiết và những bất ổn về tranh chấp ngư trường, tàu nước ngoài uy hiếp, tấn công...

Xuất phát từ nguyên nhân do thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, những năm trước, trong hội nghề của xã cũng có tàu đi khai thác, đánh bắt bất hợp pháp và không theo quy định... Từ khi được cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSB tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thông qua Chương trình “CSB đồng hành với ngư dân”, bà con ngư dân đã có nhận thức đúng và chấp hành tốt. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, không có tàu nào của hội nghề cá vi phạm, 100% tàu cá của hội viên có thu nhập ổn định. Sự đồng hành cả khi ở trên bờ lẫn trên biển của cán bộ, chiến sĩ Vùng CSB 4 đã góp phần động viên ngư dân chúng tôi vượt qua khó khăn, yên tâm vươn khơi bám biển".

Giúp đỡ ngư dân phát triển kinh tế và bám biển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Lực lượng Cảnh sát Biển và Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cũng đã có những chương trình cụ thể để giúp đỡ ngư dân như tuyên truyền Luật Cảnh sát biển... Đại tá Đỗ Văn Hiếu, Chính ủy Bộ tư lệnh Vùng CSB 4 cho biết: Thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của cấp trên, thời gian qua, cấp ủy, đơn vị các cấp của Vùng CSB 4 đã triển khai đồng bộ, đa dạng các hình thức, biện pháp đồng hành với ngư dân trên địa bàn. Bộ tư lệnh Vùng CSB 4 đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các địa phương và đơn vị bạn tổ chức những đợt làm công tác dân vận trên nhiều địa bàn, trong đó tập trung ở các đảo, các xã ven biển, nơi có nhiều ngư dân.

Qua đó để vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nâng cao đời sống. Các tàu đi tuần tra trên biển đều được Bộ tư lệnh vùng giao kết hợp thực hiện nhiệm vụ với tổ chức tuyên truyền và giúp đỡ ngư dân đang hoạt động trên biển; tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn, tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài và duy trì an ninh, trật tự. Bên cạnh đó, Bộ tư lệnh Vùng CSB 4 luôn có phương án, kế hoạch tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, duy trì lực lượng, phương tiện trực sẵn sàng 24/24 giờ, khi có yêu cầu, mệnh lệnh là cơ động được ngay để kịp thời giúp ngư dân...

Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới người dân Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới người dân
Để góp phần đưa Luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam vào cuộc sống, thời gian qua, Bộ tư lệnh (BTL) Vùng CSB 4 đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó nổi bật là tổ chức Chương trình "CSB đồng hành với ngư dân" kết hợp tuyên truyền, phổ biến luật cho nhân dân trên địa bàn.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về hợp tác quốc tế Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về hợp tác quốc tế
Bạn đọc hỏi: Xuất phát từ đặc điểm môi trường hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam trên các vùng biển rộng, do đó, công tác phối hợp cần được triển khai không chỉ ở trong nước mà phối hợp quốc tế cũng đặt ra, so với Pháp lệnh trước đây thì trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về hợp tác quốc tế được quan tâm ra sao?
CSB Việt Nam: Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp để phát triển kinh tế biển CSB Việt Nam: Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp để phát triển kinh tế biển
Trung tướng, TS.Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam: Đẩy mạnh các biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, góp phần duy trì trật tự, an toàn, phát triển kinh tế biển.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/luat-canh-sat-bien-viet-nam-diem-tua-de-ngu-dan-phat-trien-kinh-te-hop-phap-148494.html

In bài viết