Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu?

15:30 | 10/08/2021

Một số người quan niệm rằng tháng 7 âm lịch là tháng báo hiếu tổ tiên và làm việc thiện, nên không cần lựa chọn ngày giờ. Theo ý kiến chuyên gia, quan niệm này liệu có đúng?
Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng "Cô hồn" và Vu Lan bằng cách nào?
Những điều cần lưu ý khi đi lễ ngày Vu Lan Những điều cần lưu ý khi đi lễ ngày Vu Lan
Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu?
Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu? (Ảnh minh họa)

Độc giả Minh Triết (Hai Bà Trưng, Hà Nội) gửi đến chuyên mục Gia đình Việt - Tạp chí Thời Đại câu hỏi: Trong Lịch pháp và Phong thủy, tháng Giêng và tháng 7 (âm lịch) đều rất đẹp, vì tháng Giêng khởi đầu mùa xuân ấm áp, vạn vật sinh sôi nảy nở còn tháng 7 là tháng khởi đầu màu thu mát mẻ và thành tựu. Cũng có nhiều người cho rằng tháng 7 là tháng báo hiếu tổ tiên và làm nhiều việc thiện, nên là tháng đẹp chứ không hề xấu?

Để làm rõ quan niệm về chọn ngày, giờ tốt - xấu trong tháng 7 âm lịch, PV Thời Đại đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Quang.

Chia sẻ với Thời Đại, chuyên gia N.H Quang cho biết: "Nếu nói theo Kinh dịch - Dịch học, tháng 1 (tháng Giêng) thuộc quẻ Địa Thiên Thái, là tháng trời đất giao thoa với nhau, cha mẹ gặp nhau, âm dương giao phối. Có thể coi khi đó dương ở trên trời giáng xuống (thiên giáng), âm ở dưới đất thăng lên (địa thăng) gặp gỡ, âm dương kết hợp nên thời tiết ấm áp dễ chịu, vạn vật sinh sôi nảy nở".

Trong khi đó, tháng 7 thuộc quẻ Thiên Địa Bĩ, là tháng mà dương quay về trời, âm trở lại với đất, hai cái tách biệt khỏi nhau, không giao thoa với nhau nữa. Giống như định luật về nhân – quả hay định luật đối lập – thống nhất, nếu coi tháng 1 là tháng âm dương thống nhất thì tháng 7 là tháng mà âm dương không thống nhất mà đối lập.

"Khi đó, phần đời thường và phần tâm linh của con người bị chia cắt, đất thì âm thịnh còn trời thì dương thịnh, hai mặt âm - dương sẽ ít có mối liên hệ với nhau" - ông Quang nhấn mạnh.

Ông N.H.Q là chuyên gia Phong Thủy, Dịch lý học, Cảm xạ học. Ông là Phó Trưởng Bộ Môn Văn Hóa Phương Đông thuộc Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người.

Chuyên gia N.H.Q bắt đầu dạy về Kinh dịch từ năm 1992 và hiện có rất nhiều các công trình nghiên cứu, đặc biệt là Kinh dịch hệ nhị phân (dịch kỹ thuật số) cũng như bắt mạch theo Kinh dịch trong dự đoán và chẩn bệnh...

Theo chuyên gia Quang, đặc thù của tháng 7 là âm – dương tách rời, đối lập nhau, không thống nhất cũng như không có sự giao thoa. Con người khi đó giống như sinh ra có cha mẹ nhưng không được nhờ tựa khi mà cha (dương) đi một đằng, mẹ (âm) đi một nẻo. Về quan niệm không cần chọn ngày giờ trong tháng 7 âm lịch, chuyên gia Nguyễn Hồng Quang cho rằng đây là quan niệm không đúng, chúng ta vẫn phải chọn ngày, giờ cho những việc đại sự trong tháng 7.

Nhiệm vụ của con người trong tháng 7 là nối lại âm dương, vẫn phải lựa chọn ngày nhưng cách chọn sẽ khác nhiều so với những tháng còn lại.

Ví dụ năm nay tháng 7 là tháng Thân thì cách chọn ngày để nối lại âm - dương có sự đặc thù, đơn cử như những ngày Thìn, Tí, Tỵ, Dậu sẽ nối kết với nhau.

Tính theo ngũ hành là gốc của vạn sự, tháng 7 năm nay là tháng Thân, có thể có những ngày tốt như: Theo Tam hợp là Thân, Tí, Thìn; theo Nhị hợp là Thân, Tỵ còn theo Tam hội là Thân, Dậu, Tuất. Nhưng tuổi nào hợp với ngày nào, ngày nào hợp với lĩnh vực nào thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.

"Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc để chọn ngày, giờ. Ví dụ như có nhân sẽ có quả, có tốt thì có xấu, có được ắt có mất. Có ngày đẹp cho tài lộc, có ngày được cho công danh sự nghiệp, có ngày lại tốt cho tình cảm, sức khỏe... Vì vậy, không thể nói một ngày sẽ được cho tất cả" - chuyên gia Nguyễn Hồng Quang cho biết thêm.

Riêng đối với Lễ Vu Lan báo hiếu, ngày lễ này có ý nghĩa là mỗi người đều được cha mẹ sinh ra. Khi mà cha đi đường cha, mẹ đi đường mẹ thì mình sống, hãy hành xử thật tốt để có nghĩa với cả 2 người.

Kính mời quý độc giả theo dõi chuyên đề Vu Lan thời COVID-19 tại đây

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày rằm tháng 7 hàng năm đối với những người theo đạo Phật cũng chính là ngày lễ Vu Lan. Sự tích liên quan tới lễ Vu Lan thấm đượm lòng hiếu thảo của con cái đối với bậc sinh thành.
Lễ Vu Lan năm 2021 rơi vào ngày nào? Lễ Vu Lan năm 2021 rơi vào ngày nào?
Lễ Vu Lan năm 2021 rơi vào ngày nào là điều rất nhiều người quan tâm khi tháng 7 Âm cận kề. Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp này, mọi người con Việt Nam dù đang ở xa hay gần đều cùng nhau hướng về một ngày đại lễ vô cùng đặc biệt.
Các nước Châu Á bày mâm cỗ cúng Vu Lan như thế nào? Các nước Châu Á bày mâm cỗ cúng Vu Lan như thế nào?
Vào ngày rằm tháng 7, người Việt và các nước Châu Á chuẩn bị mâm cỗ cúng tươm tất, chu đáo để thể hiện lòng thành kính, báo hiếu gia tiên, phát lộc cho các vong hồn được xá tội.

Trọng Sang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/co-that-thang-7-am-lich-chi-toan-ngay-xau-147313.html

In bài viết