Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng "Cô hồn" và Vu Lan bằng cách nào?

16:34 | 09/08/2021

Bước sang tháng 7 âm lịch - Tháng cô hồn, theo thông lệ đây là tháng diễn ra nhiều hoạt động tâm linh trong tập quán của người Việt. Tuy nhiên, tại thời điểm giãn cách như hiện nay việc sắm lễ cho những hoạt động này là không hề dễ dàng.
Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày rằm tháng 7 hàng năm đối với những người theo đạo Phật cũng chính là ngày lễ Vu Lan. Sự tích liên quan tới lễ Vu Lan thấm đượm lòng hiếu thảo của con cái đối với bậc sinh thành.
Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, đóng tất cả dịch vụ không thiết yếu Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, đóng tất cả dịch vụ không thiết yếu
Từ 0h ngày 19/7, TP Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, không tụ tập quá 5 người, đóng tất cả cửa hàng không thiết yếu.
Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng
Phố Hàng Mã (Hà Nội) trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16 - Ảnh Đăng Khoa

Mùa lễ Vu Lan năm nay, phố Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội chứng kiến cảnh “trầm lắng” chưa từng thấy khi gần như toàn bộ các cửa hàng kinh doanh đều đóng cửa thực hiện giãn cách xã hội. Từ xưa đến nay, phố Hàng Mã luôn được coi là trung tâm buôn bán vàng mã phục vụ cho mục đích tâm linh của người dân vào các dịp lễ lớn trong năm.

Dạo một vòng quanh phố Hàng Mã, hầu hết các cửa hàng kinh doanh vàng mã đều đã đóng cửa. Chỉ có lác đác vài cửa hàng mở hé cửa để dọn dẹp.

Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng
Một cửa hàng kinh doanh đang dọn hàng.

Một số cửa hàng đóng cửa dán thông báo “Ai lấy hàng gọi điện thoại 0984.xxx.xxx”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, dù liên hệ theo số điện thoại để đặt mua vàng mã cũng không hề dễ. Theo chia sẻ của một số hộ kinh doanh vàng mã tại Hà Nội, hiện nay thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, việc ra đường không cần thiết sẽ đồng nghĩa với vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

“Hàng mã” đóng cửa đúng dịp lễ Vu Lan báo hiếu vì không phải hàng thiết yếu
Mặt hàng vàng mã trong vài năm nay được hoàn thiện rất tốt và hợp thời.

Trao đổi với Thời Đại, chị Nguyễn Thị T. Chủ cửa hàng Hương cổ truyền Phú Cường (Tây Hồ, Hà Nội) một người có nhiều năm sản xuất và kinh doanh vàng mã cho biết: "Hiện tại của hàng vẫn sản xuất nếu có khách đặt hàng, do giãn cách nên cơ sở chỉ sử dụng nhân sự tại chỗ. Nhờ có máy móc hiện đại các mặt hàng vàng mã trong những năm gần đây khá đẹp và giống thật".

Tuy nhiên, chị T cũng chia sẻ, dù khách có đặt vàng mã thì cửa hàng cũng rất khó vận chuyển cho khách. Hiện tại, vẫn chưa có cách thức nào để vận chuyển mặt hàng này nên khách chỉ có thể đến lấy trực tiếp. Khi giao hàng sẽ đảm bảo các yếu tố phòng dịch cần thiết.

Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng
Một cửa hàng dán thông báo trên cánh cửa đóng kín.

Còn cánh shiper chia sẻ, họ chỉ phục vụ những điểm bán hàng hoá tiêu dùng thiết yếu tại hệ thống chợ truyền thống và siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội. Còn với vàng mã để làm lễ thì rất khó.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo công an phường Hàng Mã cho biết: “Những ngành hàng không có trong danh mục theo công điện của Thành phố thì không được kinh doanh. Và vàng mà thì không có trong danh mục này, cũng không phải mặt hàng thiết yếu. Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, đơn vị cũng thường xuyên nhắc nhở, vận động bà con nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là với những hộ kinh doanh vàng mã vì nhu cầu mua sắm đồ lễ trong tháng 7 âm lịch thường rất cao”.

Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng
Quang cảnh tiêu điều trên phố Hàng Mã.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ngày 9/8, Thời Đại đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Xuân Cường (Công ty TAT Law firm). Theo luật sư Cường: “Những hoạt động đốt vàng mã trong tháng 7 (Âm lịch) phục vụ tín ngưỡng tâm linh, phù hợp với hoạt động tín ngưỡng của dân tộc. Tuy nhiên, việc kinh doanh những mặt hàng vàng mã như vậy được đánh giá không phải các mặt hàng thiết yếu. Bởi chúng ta phải có một nhận thức chung rằng mặt hàng thiết yếu phải là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của người dân”.

“Cần phải xác định đây là mặt hàng không thiết yếu. Và việc không kinh doanh mặt hàng này trong thời điểm hiện tại phù hợp với các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Mọi người dân trong xã hội cần phải vì lợi ích chung, không chỉ vì những lợi ích trước mắt để làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch covid-19 nói chung” – Luật sư Cường nhấn mạnh.
Theo dõi thêm các thông tin về chuyên đề: Vu Lan thời COVID-19 tại đây

Cần Thơ tổ chức lại hoạt động vận tải hàng hóa thiết yếu Cần Thơ tổ chức lại hoạt động vận tải hàng hóa thiết yếu
UBND thành phố Cần Thơ vừa có văn bản chỉ đạo về việc tổ chức lại hoạt động vận tải hàng hóa thiết yếu đường bộ, đường thủy theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Hàng quán tại Đà Nẵng lại phải đóng cửa phòng dịch Hàng quán tại Đà Nẵng lại phải đóng cửa phòng dịch
Sau một tháng kiểm soát được COVID-19, nay Đà Nẵng lại xuất hiện nhiều ca mắc mới. Trước tình hình này, chính quyền phải siết chặt biện pháp phòng chống dịch.
Hành khách không khai báo y tế có thể bị hãng hàng không từ chối vận chuyển Hành khách không khai báo y tế có thể bị hãng hàng không từ chối vận chuyển
Đây là nội dung quan trọng vừa được Cục Hàng không Việt Nam lưu ý trong văn bản gửi các đơn vị yêu cầu tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cảng hàng không.

Đăng Khoa

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gian-cach-xa-hoi-mua-vang-ma-cung-co-hon-va-vu-lan-bang-cach-nao-147253.html

In bài viết