Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch - Giám đốc Quỹ NNCĐDC/dioxin Việt Nam

Tạo điều kiện để VAVA làm tốt hơn nữa

14:00 | 07/08/2021

Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021), Tạp chí Thời Đại đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch - Giám đốc Quỹ NNCĐDC/dioxin Việt Nam (VAVA).
Dự luật H.R.3518 sẽ hỗ trợ xử lý môi trường các khu vực bị phơi nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam Dự luật H.R.3518 sẽ hỗ trợ xử lý môi trường các khu vực bị phơi nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam
Hạ nghị sĩ Barbara Lee (Đảng Dân chủ - bang California), thành viên Ban Vận động Cứu trợ và Trách nhiệm đối với chất độc da cam ở Việt Nam của Mỹ (VAORRC), Hội Cựu chiến binh vì hòa bình Mỹ (VFP) đã trình Quốc hội Mỹ 5 Dự luật Cứu trợ nạn nhân chất độc da cam. Mới đây nhất, ngày 25/5/2021, Hạ nghị sĩ Barbara Lee đã trình Quốc hội Mỹ Dự luật Cứu trợ nạn nhân chất độc da cam 2021 (H.R.3518).
"Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" chương trình ý nghĩa giúp lan tỏa yêu thương
Tính đến ngày 6/8/2021, Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 đã nhận được 9.482 tin nhắn, tương đương với số tiền 189.640.000 đồng ủng hộ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam qua chương trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” năm 2021.

Thưa ông, trong 17 năm qua, công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân da cam được VAVA thực hiện như thế nào?

Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, gia đình nạn nhân da cam là trách nhiệm, nghĩa tình của tổ chức hội các cấp. Hình thức chăm sóc, giúp đỡ ngày càng đa dạng, mang tính bền vững. Các hình thức được áp dụng rộng rãi gồm: Thăm hỏi, tặng quà; trợ cấp đột xuất khi thiên tại, dịch bệnh; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí; tặng các phương tiện sinh hoạt; hỗ trợ làm kinh tế, cho vay vốn sản xuất và hỗ trợ học bổng, học nghề; giúp tìm việc làm; hỗ trợ làm nhà, sửa nhà; xây dựng cơ sở bán trú, phục hồi chức năng; các cơ sở xông hơi giải độc, phục hồi sức khỏe; nuôi dưỡng thường xuyên, bán trú…

Cùng với bị mắc các bệnh hiểm nghèo, mạn tính, bị dị dạng, dị tật, nạn nhân CĐDC và gia đình nạn nhân đều thuộc diện rất nghèo, đời sống khó khăn, không coa nghề nghiệp, nên việc giúp đỡ để nạn nhân có thu nhập, vượt qua đói nghèo, ổn định đời sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng là mục tiêu phân đấu của các cấp Hội.

Công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam thường xuyên, hiệu quả

Từ khi thành lập Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam - VAVA (tháng 1/2004) đến tháng 12/2020, các cấp hội đã chi giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân tổng số tiền hơn 2.536 tỷ đồng, trong đó chi xây dựng cơ sở bán trú tại 26 địa phương (hơn 168 tỷ đồng), chi hỗ trợ xây dựng gần 6.750 căn nhà tình nghĩa (tổng trị giá hơn 280 tỷ 159 triệu đồng), trợ cấp gần 11.900 suất học bổng; trợ cấp khó khăn, lễ tết, khám chữa bệnh, vốn sản xuất…hơn 3.860.250 suất ( tổng trị giá hơn 548 tỷ đồng); hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và hiện vật quy ra tiền 539.095 suất (tổng trị giá hơn 537 tỷ đồng).

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Hội đã chi cho công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân 218 tỷ 573 triệu đồng, giúp các nạn nhân da cam trong toàn quốc sửa 30 nhà, làm mới 272 nhà, tặng quà ngày lễ và tết 365.323 nạn nhân, hỗ trợ vốn sản xuất cho 1.445 nạn nhân, nưôi dưỡng thường xuyên 12.339 lượt người, tặng 633 xe lăn, xe lắc...

Công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam thường xuyên, hiệu quả
Ngày 11/5/2021, tại Hà Nội, Trung ương Hội NNCĐDC/dioxin đã tổ chức tặng 25 chiếc xe lăn cho nạn nhân thuộc Thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.

Ngoài trợ giúp bằng tiền, các cấp Hội đã tư vấn, hỗ trợ các gia đình nạn nhân phát triền kinh tế gia đình; thông qua các nhóm hộ cùng chia sẻ kinh nghiệm để duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Các hoạt động và công tác vận động giúp đỡ NNCĐDC nhân “Ngày Vì nạn nhân CĐDC /dioxin Việt Nam” 10/8 hằng năm và “Tết vì NNCĐDC” với cách thức tổ chức và phương pháp phù hợp, ngày càng lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, khơi dậy và phát huy tình cảm và trách nhiệm của cả cộng đồng.

Nhiều cơ sở nuôi dưỡng bán trú cho NNCĐDC được xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả, nuôi dưỡng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho hàng nghìn lượt người. Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC của Trung ương Hội và của các tỉnh Hội: Thái Bình, Gia Lai, Đức Phổ… từ khi thành lập đến nay đã tổ chức khám bệnh, nuôi dưỡng, tẩy độc, phục hồi chức năng… cho hàng ngàn lượt người. Trung tâm Bảo trợ NNCĐDC thuộc các tỉnh, thành hội: Đà Nẵng, Đồng Nai, Quảng Ngãi… thường xuyên nuôi dưỡng bán trú, phục hồi chức năng, dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 400 nạn nhân; khám chữa bệnh cho hàng trăm lượt người.

Nguồn lực để Hội thực hiện công tác chăm sóc, giúp nạn nhân da cam đến từ đâu?

Vận động nguồn lực để chăm sóc nạn nhân là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của Hội NNCĐDC/dioxin. Các cấp hội đã chủ động, tích cực triển khai nhiều hình thức vận động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở trong và ngoài nước để ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân.

Công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam thường xuyên, hiệu quả
Năm 2019 tại chương trình kỉ niệm 58 năm thảm họa da cam Việt Nam, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ủng hộ hơn 8 tỷ đồng cho các nạn nhân da cam.

Cụ thể, Hội vận động qua nhắn tin từ thiện qua Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400, đây là hoạt động thường niên kể từ năm 2011, là một kênh vận động khá hiệu quả, góp phần thiết thực trong nguồn lực của Hội.

Ngoài ra, Hội còn vận động nguồn lực thông qua các dự án từ nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài, hiện nay Trung ương Hội và các địa phương thực hiện gần 30 dự án cho nạn nhân chất độc da cam, có dự án ngắn hạn, dự án dài hạn từ một năm đến năm năm; mỗi dự án từ 3 đồng tỷ đến 10 tỷ đồng

Bên cạnh đó là từ các chương trình hoạt động xã hội của các hội, nhóm như: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc, các bệnh viện, các Câu lạc bộ.

Đặc biệt, hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng trong vận động nguồn lực để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân CĐDC. Nhiều dự án quốc tế được triển khai có hiệu quả thiết thực như dự án tỉnh Gyeonggi-Hàn Quốc, Quỹ DK Kim, Câu Lạc bộ Phụ nữ quốc tế Hà Nội, Tổ chức Viện trợ y tế và kỹ thuật cho Việt Nam, Lao, Campuchia của Anh (MSAVLC). Hoạt động đối ngoại đã góp phần vận động được khoảng 10% số tiền ủng hộ nạn nhân CĐDC của toàn Hội.

Công tác vận động thời gian qua có kết quả rất tốt. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021 Hội đã vận động được 222 tỷ 645 triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

Công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân da cam là "trách nhiệm, nghĩa tình"
Ông Nguyễn Văn Khanh (ở giữa) thăm NNCĐDC đang được chăm sóc tại Trung tâm Điều dưỡng, phục hồi chức năng NNCĐDC và trẻ em bất hạnh của tỉnh Đồng Nai

Công tác hỗ trợ nạn nhân da cam hiện gặp phải những khó khăn gì, thưa ông?

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh căng thẳng kéo dài, kinh tế cả trong và ngoài nước đều bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn này, tổ chức xã hội tập trung tham gia vận động để giúp đỡ nhân dân vùng thiên tai, lũ lụt, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn khác trong dịch bệnh COVID-19.

Vì vậy công tác vận động nguồn lực cho nạn nhân da cam càng khó triển khai hơn nữa. Thêm nữa, việc giãn cách xã hội khiến nhiều hoạt động của Hội chưa thực hiện được theo đúng kế hoạch đề ra.

Thời gian tới, VAVA có kế hoạch gì để tiếp tục chăm sóc và giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam?

Trong thời gian tới, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã đặt ra một số mục tiêu sau: Đặt ra kế hoạch 5 năm, 10 năm cho nhiệm vụ chăm sóc giúp đỡ nạn nhân, trong đó có xây dựng chỉ tiêu cụ thể hàng năm; Kế hoạch hoạt động của từng cấp Hội cần hết sức cụ thể, khoa học, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, cá nhân; Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của nhân dân và sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm…; Tranh thủ sự giúp đỡ ở trong nước và bạn bè quốc tế.

Chúng tôi cũng hy vọng hoạt động của các cấp hội được Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân tạo điều kiện giúp đỡ để Hội làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.

Xin cảm ơn ông!

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, tôi thấy rằng trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm cho NNCĐDC, đã có nhiều chủ trương, chính sách cho nạn nhân giúp họ vươn lên trong cuộc sống, đời sống ngày càng ổn định hơn. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều nạn nhân, gia đình nạn nhân đời sống khó khăn, nhất là nạn nhân nặng, dị dạng, dị tật, nhiều người rất thiếu tiền mua thuốc chữa bệnh, đau yếu, thiếu người chăm sóc...

Mong muốn của nạn nhân và Hội các cấp cũng như bản thân tôi mong muốn các NNCĐDC được sự quan tâm, sẻ chia hơn nữa, tạo mọi điều kiện để giúp đỡ nạn nhân hiệu quả nhất, sớm ban hành chính sách cho nạn nhân thế hệ thứ 3, thứ 4. Cần cho Tổng điều tra để nắm bắt tình hình NNCĐDC, đồng thời tạo điều kiện cho Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin làm tròn nhiệm vụ chăm sóc giúp đỡ NNCĐDC và đấu tranh đòi công lý cho họ.

Phó chủ tịch - Giám đốc Quỹ NNCĐDC/dioxin Việt Nam (VAVA) Nguyễn Văn Khanh.

Chủ tịch nước làm việc với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Chủ tịch nước làm việc với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Buổi làm việc với đại diện các Hội thể hiện tình cảm trân trọng của Chủ tịch nước đối với các Hội, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của các Hội đối với công tác chăm sóc, hỗ trợ người có công, các gia đình thương binh, liệt sĩ và nạn nhân chất độc da cam.
Nạn nhân da cam được hỗ trợ gần 223 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021 Nạn nhân da cam được hỗ trợ gần 223 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021
Ngày 13/7/2021, tại trụ sở Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 5, khóa IV- nhiệm kỳ 2018-2023 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tao-dieu-kien-de-vava-lam-tot-hon-nua-146938.html

In bài viết