Xử lý thế nào vụ Thượng uý Công an tử vong khi truy đuổi đối tượng vi phạm Chỉ thị 16?

19:18 | 03/08/2021

Sự hi sinh anh dũng của Thượng úy Phan Tấn T trong công tác cần thiết được Đảng và Nhà nước công nhận liệt sĩ, trao Bằng tổ quốc ghi công là sự tri ân của xã hội trong công tác phòng chống dịch rất cấp bách tại Thành phố Hồ Chí Minh.
NÓNG: Truy đuổi thanh niên vi phạm chống dịch, một Thượng úy Công an hy sinh NÓNG: Truy đuổi thanh niên vi phạm chống dịch, một Thượng úy Công an hy sinh
Trong lúc truy đuổi nam thanh niên vi phạm Chỉ thị 16 bỏ chạy, một cán bộ công an thuộc Công an Quận 6, TP.HCM nghi bị đối tượng này đạp đầu xe, tông vào tường nhà dân tử vong.
Vi phạm Chỉ thị 16, người dân sẽ bị phạt như thế nào? Vi phạm Chỉ thị 16, người dân sẽ bị phạt như thế nào?
Thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, người dân không đeo khẩu trang, ra đường không có lý do cần thiết hoặc không giữ khoảng cách tối thiểu sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt 1-3 triệu đồng.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 18h50 ngày 2/8, tổ tuần tra liên phường do Công an phường 7 làm tổ trưởng đã tuần tra trên tuyến đường trên địa bàn.

Đến trước số nhà 608/15 An Dương Vương, phường 11, quận 6 thì tổ công tác phát hiện Hứa Hán Võ (27 tuổi, ngụ quận 6) ra đường sau 18h, vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16.

Tổ công tác đã dừng xe Võ để kiểm tra giấy tờ và đưa đối tượng về trụ sở công an phường 11 để làm việc.

Trên đường di chuyển thì Võ phóng xe máy tháo chạy, lúc này Thượng úy Phan Tấn T. – cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận 6 đang trưng dụng đến công an phường 10 liền đuổi theo truy bắt.

Khi đến đường Lò Gốm, phường 8, quận 6 thì Thượng úy T. ngã khỏi xe và văng lên lề đường. Nạn nhân bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đến 21h30 cùng ngày thì tử vong, riêng đối tượng Võ đã tăng ga tháo chạy.

Xử lý thế nào vụ Thượng uý Công an tử vong khi truy đuổi đối tượng vi phạm Chỉ thị 16?
Hiện trường vụ tai nạn.

Nhận tin báo, Công an quận 6 đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM có mặt tại hiện trường, khám nghiệm điều tra nguyên nhân vụ việc, đồng thời truy bắt đối tượng.

Sau khi bỏ trốn, Võ biết không thể chạy thoát nên tối cùng ngày đã đến công an phường 11 trình diện. Cơ quan điều tra đang củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm vụ việc.

Trao đổi với Thời Đại, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, vụ việc Thượng úy Phan Tấn T. – cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã hi sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ phòng chống dịch Covid 19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là sự mất mát, xót xa rất lớn không chỉ riêng cho gia đình, ngành Công An mà cả xã hội trong bối cảnh cả nước “Chống dịch như chống giặc”. Lực lượng CAND luôn đi đầu trong trong phòng tuyến chống dịch, điều tra truy xét các ổ dịch, tăng cường các biện pháp đảm bảo TTATXH trong thời gian giãn cách xã hội, xử lý các hành vi vi phạm phòng chống dịch vì sức khỏe của cộng đồng.

Sự hi sinh anh dũng của Thượng úy Phan Tấn T trong công tác cần thiết được Đảng và Nhà nước công nhận liệt sĩ, trao Bằng tổ quốc ghi công là sự tri ân của xã hội trong công tác phòng chống dịch rất cấp bách tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với đối tượng Hứa Hán Võ (27 tuổi, ngụ quận 6) ra đường sau 18h, vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 và Công văn 2468, 2490 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg. Với hành vi ra đường sau 18 giờ không thuộc các trường hợp được phép thì đối tượng Hứa Hán Võ sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về lỗi "không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế".

"Để có căn cứ xử lý về hình sự vụ việc Thượng úy Phan Tấn T. bị tử vong trên đường truy đuổi đối tượng vi phạm cần phải dựa trên kết quả điều tra để làm rõ có hay không việc đối tượng Hứa Hán Võ có hành vi tác động vào phương tiện xe mô tô của Thượng úy điều khiển hay không" - Luật sư Thơm nhấn mạnh.

Nếu có căn cứ xác định, đối tượng điều khiển xe mô tô chạy với tốc độ cao có hành vi tác động trực tiếp (dùng chân đạp,..) vào Thượng úy công an đang điều khiển xe mô tô là hành vi nguy hiểm đến tính mạng người truy đuổi. Hậu quả xảy ra đến đâu thì đối tượng sẽ phải chịu đến đó. Hậu quả làm cho Thượng úy Công An mất lái ngã khỏi xe và văng lên lề đường tử vong là có mối quan hệ nhân quả. Do đó, đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm về tội Giết người theo quy định tại điểm d, Khoản 1 Điều 123 BLHS.

Ngoài ra, theo lý giải của luật sư Nguyễn Anh Thơm, "Lỗi vi phạm của đối tượng trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp quy định tại Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.

"Về ý thức chủ quan đối tượng tuy không mong muốn làm chết người nhưng đã bỏ mặc hậu quả xảy ra thì với việc làm Trung úy Công an tử vong thì đối tượng phải chịu trách nhiệm về tội Giết người là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật" - Luật sư Nguyễn Anh Thơm nhận định.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Năng lượng tích cực: Chiến sĩ Công an nhẹ nhàng nhắc người dân vi phạm chỉ thị 16 Năng lượng tích cực: Chiến sĩ Công an nhẹ nhàng nhắc người dân vi phạm chỉ thị 16
Thấy cửa hàng vẫn mở cửa, đồng chí công an đã đi tới tuyên truyền nhắc nhở người dân nên tuân thủ nghiêm chỉ thị 16 để phòng chống dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh tra để phòng ngừa, răn đe, xử lý công bằng trước pháp luật, phục vụ phát triển Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh tra để phòng ngừa, răn đe, xử lý công bằng trước pháp luật, phục vụ phát triển
Chúng ta thanh tra để phục vụ cho sự phát triển, “để phòng ngừa, để răn đe, để uốn nắn, để xử lý công bằng trước pháp luật”, không để tích tụ sai phạm nhỏ thành sai phạm lớn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải bắt tay ngay vào công việc, xử lý những vấn đề tồn đọng kéo dài Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải bắt tay ngay vào công việc, xử lý những vấn đề tồn đọng kéo dài
Ngày 15/4/2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ triển khai công việc sau khi được kiện toàn nhân sự tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Đăng Khoa

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/xu-ly-the-nao-vu-thuong-uy-cong-an-tu-vong-khi-truy-duoi-doi-tuong-vi-pham-chi-thi-16-146674.html

In bài viết