'Thần lửa' S-500 của Nga đáng sợ cỡ nào?

06:25 | 26/07/2021

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 Prometheus của Nga được đánh giá là giúp nước này có được một lá chắn "bất khả xuyên thủng".
Video: Lửa bao trùm hệ thống tên lửa Rubezh của Nga Video: Lửa bao trùm hệ thống tên lửa Rubezh của Nga
'Điện Kremlin bay' - chuyên cơ mới của Tổng thống Nga đặc biệt thế nào? 'Điện Kremlin bay' - chuyên cơ mới của Tổng thống Nga đặc biệt thế nào?

Ngày 7/7, trả lời phỏng vấn báo Krasnaya Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga, người đứng đầu bộ phận tên lửa phòng không thuộc Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga, ông Sergei Babakov, tuyên bố S-500 đã được thử nghiệm thành công với các vụ phóng tên lửa phòng không có dẫn đường. Tất cả đều cho kết quả khả quan. Như vậy, quân đội Nga có thể sớm triển khai hệ thống phòng không tối tân này.

Sau khi cho ra mắt hệ thống S-400 đầu tiên vào năm 2007, công ty Almaz-Antei đã không bỏ lỡ giây phút nào và nhanh chóng bắt tay phát triển hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới theo đơn đặt hàng của chính phủ Nga.

'Thần lửa' S-500 của Nga đáng sợ cỡ nào?
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus hứa hẹn cho Nga một lá chắn bất bại. Nguồn: mil.ru

Các nguồn tin khi đó cho biết, hệ thống này dựa trên thiết kế của S-400, có khả năng đánh bại máy bay thế hệ thứ năm và vệ tinh quỹ đạo thấp, đồng thời ngăn chặn các mối đe dọa từ tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, giống như những gì mà S-300 và S-400 đã thể hiện thành công.

S-500 trải qua một chặng đường nghiên cứu và phát triển đầy chông gai. Năm 2009, hệ thống gần như hoàn tất giai đoạn thiết kế tại Almaz-Antey và được lên kế hoạch hoàn thành vào năm 2012. Tháng 2/2011, đã có thông báo rằng những chiếc S-500 đầu tiên được sản xuất hàng loạt vào năm 2014.

Tuy được phát triển dựa trên thiết kế của S-400 nhưng S-500 là một sự ứng biến mạnh mẽ so với hệ thống tiền nhiệm, nếu không muốn nói là có sự thay đổi gần như hoàn toàn. Hệ thống vũ khí này mang lại những khả năng mới trong chiến tranh phòng thủ mà không quốc gia nào hiện có.

S-500 của Nga được thiết kế để chống lại các nền tảng tàng hình tiên tiến của NATO, bao gồm tiêm kích F-35 Lighting II và F-22 Raptor, được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới. S-500 dự kiến có tầm bắn lên đến 600km so với 400km của S-400. Tầm hoạt động của radar cũng xa hơn S-400 và hệ thống này sẽ có tiềm năng tiêu diệt các mục tiêu siêu thanh và tên lửa đạn đạo bằng các tên lửa đánh chặn hoạt động ở độ cao hơn 185km.

Trong các cuộc thử nghiệm trước đó, S-500 được cho là đã bắn trúng tên lửa mục tiêu từ cự ly 480km, đây là cuộc tấn công tầm xa nhất của bất kỳ hệ thống phòng không nào. Theo thông tin không chính thức, S-500 có thời gian phản hồi khoảng 3-4 giây, ít hơn một nửa so với 9-10 giây của S-400.

Tính năng quan trọng nhất là việc áp dụng tên lửa loạt 77N6 được nâng cấp, sử dụng để đánh chặn tên lửa siêu vượt âm và bất kỳ nền tảng vũ khí nào khác bay với tốc độ trên Mach 5. S-500 ứng biến trong phạm vi đánh chặn với khả năng tấn công tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 600 km, có khả năng bắn trúng ít nhất 10 tên lửa bay tới với tốc độ trên 7km/giây.

Mỹ nâng cấp Stryker thành chiếc tăng hạng nhẹ đáng gờm Mỹ nâng cấp Stryker thành chiếc tăng hạng nhẹ đáng gờm
Video: Trụ sở đầu não Hamas trúng tên lửa, khói lửa ngút trời Video: Trụ sở đầu não Hamas trúng tên lửa, khói lửa ngút trời

Hà Linh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/than-lua-s-500-cua-nga-dang-so-co-nao-145815.html

In bài viết