Lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết về phòng chống tai nạn đuối nước

14:37 | 25/07/2021

Ngày 28/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc lần đầu tiên thông qua nghị quyết về phòng chống tai nạn đuối nước và chỉ định ngày 25/7 hằng năm là Ngày Thế giới phòng chống đuối nước với sự đồng thuận của 79 quốc gia.
Những biện pháp phòng chống đuối nước cho học sinh và trẻ nhỏ Những biện pháp phòng chống đuối nước cho học sinh và trẻ nhỏ
Đuối nước ở trẻ em có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để phòng tránh đuối nước ở học sinh và trẻ nhỏ, cần sự phối hợp của cả cộng đồng.
Tạo “vắc-xin phòng chống đuối nước” cho trẻ em là hành động cần thực hiện sớm Tạo “vắc-xin phòng chống đuối nước” cho trẻ em là hành động cần thực hiện sớm
Ngày 28/4/2021, lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết về phòng, chống đuối nước với sự đồng thuận của các quốc gia thành viên. Ngày thế giới phòng, chống đuối nước 25/7 với chủ đề “Ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng, chống”. Nhân sự kiện này, Tạp chí Thời Đại đã có bài phỏng vấn độc quyền ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH). Ông cho rằng, cần tạo “vắc-xin phòng chống đuối nước” cho trẻ em bằng cách tự mình học hỏi các kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước để truyền đạt, nhắc nhở cho trẻ. Cho trẻ tham gia lớp học bơi an toàn, học kỹ năng an toàn với nước. (Tít bài do tòa soạn đặt)
Lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết về phòng chống tai nạn đuối nước
Ngày 28/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc lần đầu tiên thông qua nghị quyết về phòng chống tai nạn đuối nước và chỉ định ngày 25/7 hằng năm là Ngày Thế giới phòng chống đuối nước với sự đồng thuận của 79 quốc gia.

Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về phòng, chống đuối nước không chỉ nhấn mạnh ảnh hưởng to lớn của đuối nước đến sự an toàn và sinh mạng của người dân mà còn tác động lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Vì vậy, Nghị quyết đề nghị tất cả quốc gia thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức liên quan thuộc Liên hợp quốc và các tổ chức thế giới, khu vực và tiểu vùng khác, cũng như các bên liên quan khác tham gia hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống đuối nước hằng năm nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

Nghị quyết khuyến khích tất cả thành viên LHQ chỉ định một đầu mối quốc gia về phòng chống tai nạn đuối nước; xây dựng kế hoạch quốc gia về phòng chống đuối nước; soạn thảo chương trình phòng chống đuối nước phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); ban hành và thực thi hiệu quả các luật về an toàn liên quan đến nước. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên LHQ được khuyến nghị đưa thông tin liên quan đến tai nạn đuối nước vào hệ thống dữ liệu thống kê quan trọng và tổng hợp tất cả dữ liệu liên quan các trường hợp tử vong do đuối nước vào số liệu đánh giá quốc gia; thúc đẩy các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống đuối nước, cũng như nhằm thay đổi hành vi để phòng tránh tai nạn đuối nước; thúc đẩy lồng ghép phòng chống đuối nước trong các chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai hiện có.

Theo Nghị quyết, các quốc gia thành viên LHQ được khuyến khích tham gia hoạt động hợp tác quốc tế thông qua việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất; thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các công cụ và công nghệ sáng tạo nhằm phòng chống đuối nước, và nâng cao năng lực thông qua hợp tác quốc tế; đưa các bài học về an toàn dưới nước, bơi lội và sơ cấp cứu vào chương trình giảng dạy ở trường học.

Nghị quyết yêu cầu WHO hỗ trợ các quốc gia thành viên trong các nỗ lực phòng chống đuối nước và phối hợp hành động giữa các thực thể có liên quan trong hệ thống của LHQ.

Trước đó, ngày 22/3/2018, tại trụ sở Liên Hợp quốc (LHQ), New York (Mỹ), Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam và Phái đoàn đại diện thường trực Fiji tại LHQ đã chủ trì buổi lễ ra mắt Nhóm bạn bè phòng chống đuối nước. Tham dự sự kiện có Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ; Đại sứ Luke Daunivalu - Trưởng Phái đoàn thường trực Fiji tại LHQ, cùng đông đảo đại diện đến từ phái đoàn các nước và các tổ chức trong đó có Thái Lan, Ireland, Bangladesh, Timor Leste, Monaco, Quỹ Từ thiện Boomberg Philanthropies, tổ chức Royal National Lifeboat Institution.

Tại thời điểm đó, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho rằng, đã đến lúc các nước cần đoàn kết để phòng chống đuối nước. Đại sứ kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ, các cơ quan trực thuộc LHQ và các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng tham gia vào nỗ lực phòng chống đuối nước nhằm giảm thiểu các vụ đuối nước trên toàn thế giới, qua đó giúp đạt được các mục tiêu của chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 đồng thời “không để lại ai phía sau”.

Với sự hỗ trợ tích cực của Boomberg Philanthropies và Royal National Lifeboat Institution, Nhóm bạn bè phòng chống đuối nước được 6 phái đoàn đại diện thường trực các nước tại LHQ gồm: Việt Nam, Fiji, Bangladesh, Ireland, Tanzania và Thái Lan bắt tay vào nghiên cứu và triển khai từ năm 2017, với mục đích nâng cao nhận thức và thúc đẩy hỗ trợ ngăn chặn tình trạng đuối nước. Sự chính thức ra mắt của Nhóm bạn bè phòng chống đuối nước đúng vào dịp kỷ niệm “Ngày Nước thế giới” và công bố thập niên hành động mới của LHQ với chủ đề “Nước cho sự phát triển bền vững” là hết sức có ý nghĩa, góp phần chứng minh cam kết của các nước trong việc giải quyết vấn đề cấp bách là tiếp cận nước an toàn.

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga: "Phòng chống đuối nước không chỉ là nỗ lực để khắc phục một vấn nạn "một dịch bệnh giấu mặt" mà còn là hành động thiết thực để bảo vệ cuộc sống, hỗ trợ những người thuộc nhóm yếu thế, nhất là người nghèo ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trẻ em. Hành động trên nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững SDGs đúng theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Tại Việt Nam, đuối nước hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi. Việt Nam là nước có tỷ lệ đuối nước rất cao trong khu vực và trên thế giới. Mỗi năm, có hơn 2.000 trẻ em tại Việt Nam tử vong do đuối nước. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi ngày có 6 - 7 trẻ tử vong do đuối nước.

Ngày 19/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu giảm 20% số trẻ tử vong do đuối nước. Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhiều lớp học bơi và kỹ năng sinh tồn trong môi trường nước đã được tổ chức ở nhiều địa phương.

79 quốc gia đồng thuận chọn ngày 25/07 hàng năm là ngày Phòng chống đuối nước thế giới 79 quốc gia đồng thuận chọn ngày 25/07 hàng năm là ngày Phòng chống đuối nước thế giới
WHO và Việt Nam đã có nhiều chương trình, hành động để hưởng ứng này Thế giới Phòng chống đuối nước (25/7).
Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII đến cơ quan đại diện ở nước ngoài Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII đến cơ quan đại diện ở nước ngoài
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị cán bộ, đảng viên trong ngành Ngoại giao nghiêm túc học tập, nghiên cứu để nắm vững các quan điểm, nội dung cốt lõi và chủ trương mới trong văn kiện Đại hội XIII.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lan-dau-tien-trong-lich-su-dai-hoi-dong-lhq-thong-qua-nghi-quyet-ve-phong-chong-tai-nan-duoi-nuoc-145757.html

In bài viết