Bộ Nội vụ chưa đề xuất sáp nhập tỉnh nào thời điểm này

13:27 | 19/07/2021

Một số tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất như Bắc Ninh, Hưng Yên hay Hà Nam sẽ được lựa chọn sáp nhập theo đề xuất của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ chưa đề xuất sáp nhập tỉnh nào thời điểm này.
Sáp nhập các tỉnh dựa theo những tiêu chí nào? Sáp nhập các tỉnh dựa theo những tiêu chí nào?
Theo Bộ Nội vụ, các tiêu chí về quy mô dân số và diện tích tự nhiên sẽ làm cơ sở cho việc sáp nhập đơn vị hành chính. Việc sắp xếp sẽ được thực hiện thí điểm ở cấp tỉnh trong giai đoạn 2022 – 2026 và định hướng đến năm 2030.
Ông Trần Quốc Văn tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Ông Trần Quốc Văn tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên
HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVII nhiệm kỳ 2021-2026 vừa tín nhiệm bầu ông Trần Quốc Văn tiếp tục giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên.
Bộ Nội vụ chưa đề xuất sáp nhập tỉnh nào thời điểm này
Nhiều thông tin cho rằng Bắc Ninh sẽ sáp nhập về Hà Nội theo đề xuất sáp nhập tỉnh của Bộ Nội vụ

Đề xuất sáp nhập 10 tỉnh dân số ít, diện tích nhỏ nhất

Dự thảo về đơn vị hành chính cấp tỉnh đang được xây dựng, đối với tỉnh miền núi, vùng cao điều kiện để không phải sáp nhập: có quy mô dân số từ 900 nghìn người và diện tích tự nhiên từ 8.000 km2 trở lên. Đối với những tỉnh không phải miền núi: có quy mô dân số từ 1,4 triệu người và diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng Cục Thống kê, top 10 tỉnh dân số ít nhất là: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang. Trong số 10 tỉnh này, dân số chỉ giao động từ 314 – 733 nghìn người.

Đáng lưu ý, 5 tỉnh ít dân nhất là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Trong đó, Bắc Kạn là tỉnh ít dân nhất, chỉ với 314 nghìn người. Đứng thứ hai là Lai Châu, tỉnh có diện tích lớn nhưng dân số chỉ hơn 460 nghìn người. Đứng vị trí thứ 3 là Cao Bằng với trên 530 nghìn người.

Có 2 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên dân số ít là Kon Tum với 540 nghìn người và Đắk Nông có 622 nghìn người.

Về diện tích tự nhiên, 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Phòng, Thái Bình.

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất chỉ với 822,7 km2. Tỉnh này nằm tiếp giáp với Bắc Giang và Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km. Tuy diện tích nhỏ nhất cả nước, nhưng Bắc Ninh lại có dân số tương đối lớn, với khoảng 1,37 triệu người.

Đứng vị trí thứ hai là tỉnh Hà Nam với 860,9 km2, thuộc vùng ĐBSH, giáp nhiều tỉnh như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình.

Tỉnh diện tích nhỏ nhất kế tiếp là Hưng Yên với 930,2 km2, giáp giáp Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội.

Với diện tích 1.235,2 km2, Vĩnh Phúc ở vị trí thứ tư trong số các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Vĩnh Phúc giáp tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và thánh phố Hà Nội.

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng chỉ với diện tích 1.284,9 km2, đứng thứ năm trong số các tỉnh, thành có diện tích nhỏ nhất. Đà Nẵng giáp Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ lựa chọn sắp xếp một số tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất dành cho không gian phát triển hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đối với các tỉnh làm điểm sẽ trình Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, xem xét cụ thể từng trường hợp.

Bộ Nội vụ chưa đề xuất sáp nhập tỉnh nào

Trước thông tin 10 tỉnh có diện tích nhỏ và dân số thấp sẽ bị sáp nhập, lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định, cần phải có đủ thời gian để khảo sát, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện đề án rất toàn diện, kỹ lưỡng, thận trọng, cụ thể và hợp lý.

Tại buổi họp báo sáng 19/7, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng khẳng định, Bộ chưa đề nghị lên Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét, sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào. Lý do theo ông Thăng, vì đây là một vấn đề quan trọng, cần được nghiên cứu thấu đáo, thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ Nội vụ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và tổng kết thực tiễn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 và cần phải lấy ý kiến rộng rãi, qua nhiều vòng.

Đây là nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên thực hiện nhằm tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi một số điều quy định về tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

Bộ Nội vụ chưa đề xuất sáp nhập tỉnh nào thời điểm này
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh, dự thảo sửa đổi, bổ sung này mới chỉ là bước đầu, còn một số nội dung tiếp tục phải thực hiện ngoài 2 tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số còn một số vấn đề như vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thông và lối sống của cộng đồng dân cư, hay yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế, lối sống cộng đồng dân cư…

“Do vậy, vấn đề này rất cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cũng như ý kiến của người dân để tổng hợp đầy đủ thông tin làm cơ sở hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211 để sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Thăng nêu.

Trên cơ sở tiêu chuẩn của đơn vị hành chính được Ủy ban Thường vụ Quốc khóa XV thông qua, Bộ Nội vụ tiếp tục đề xuất đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2022- 2026, kết hợp với tiếp tục sắp xếp thôn, tổ dân phố theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về việc “tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và nghiên cứu triển khai thực hiện ở cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp”; Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết số 50 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, chuẩn bị xây dựng đề án thực hiện thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo đúng đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Để làm tốt chủ trương này, Bộ Nội vụ khẳng định, cần phải có đủ thời gian để khảo sát, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện đề án rất toàn diện, kỹ lưỡng, thận trọng, cụ thể và hợp lý. “Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp", Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh.

Sáp nhập các tỉnh dựa theo những tiêu chí nào? Sáp nhập các tỉnh dựa theo những tiêu chí nào?
Theo Bộ Nội vụ, các tiêu chí về quy mô dân số và diện tích tự nhiên sẽ làm cơ sở cho việc sáp nhập đơn vị hành chính. Việc sắp xếp sẽ được thực hiện thí điểm ở cấp tỉnh trong giai đoạn 2022 – 2026 và định hướng đến năm 2030.
Chân dung ông Nguyễn Hữu Nghĩa - tân Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Chân dung ông Nguyễn Hữu Nghĩa - tân Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên
Theo quyết định của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương được điều động, phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên.
Bắc Ninh cách ly xã hội toàn huyện Yên Phong để phòng, chống dịch Bắc Ninh cách ly xã hội toàn huyện Yên Phong để phòng, chống dịch
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, một số địa phương của 2 tỉnh này đã phải áp dụng cách ly xã hội từ chiều 19/5.

Chi Dân (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bo-noi-vu-chua-de-xuat-sap-nhap-tinh-nao-thoi-diem-nay-145244.html

In bài viết