Chính phủ đề nghị giữ ổn định cơ cấu gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

07:19 | 19/07/2021

Theo tờ trình mới đây, Chính phủ đề nghị Quốc hội giữ ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ Khóa XV gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ giống như hiện nay.
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng vào ngày 26/7 Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng vào ngày 26/7
Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ còn 4 Phó Thủ tướng Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ còn 4 Phó Thủ tướng
Chính phủ đề nghị giữ ổn định cơ cấu gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ
Chính phủ đề nghị giữ ổn định cơ cấu gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

Cụ thể, Chính phủ quán triệt chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội.

Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và hội nhập, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành và khai thác hiệu quả các nguồn lực của địa phương; đồng thời phân định hợp lý chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, bảo đảm tính thống nhất, bao quát, thông suốt của nền hành chính quốc gia.

Chính phủ đề ra mục tiêu xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực và tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ đã được Hiến pháp quy định, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ nhân dân.

Theo đó, tiếp tục thực hiện tổ chức mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô và phạm vi quản lý phù hợp, bảo đảm gắn kết và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực.

Kiện toàn tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ gắn với việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tinh gọn và đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức do Chính phủ quy định.

Chính phủ kiên định thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; những việc có liên quan đến cơ quan khác thì xác định rõ cơ quan phối hợp nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề giao thoa, bảo đảm không bỏ trống nhiệm vụ.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) tiếp tục kế thừa, ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Khóa XIV nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Về những ý kiến đề xuất phương án đổi tên, sắp xếp, tổ chức, thu gọn một số bộ, ngành, Chính phủ cho biết đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận song việc trước mắt giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 là cần thiết, phù hợp.

Kết luận của Bộ Chính trị đã chỉ đạo về cơ cấu tổ chức của Chính phủ Khóa XV: "Trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 như Khóa XIV". Vì vậy, Chính phủ đề nghị trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 như Khóa XIV.

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV giữ ổn định như Khóa XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Trong đó, 18 bộ là: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.

Các cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, ngày 26/7, Quốc hội bầu Chủ tịch nước và Thủ tướng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng cũng như Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Bước sang ngày 28/7, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV rút ngắn 5 ngày làm việc, không nghỉ ngày thứ 7 Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV rút ngắn 5 ngày làm việc, không nghỉ ngày thứ 7
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc ngày 20/7, bế mạc vào ngày 31/7, rút ngắn 5 ngày làm việc so với dự kiến, đồng thời làm việc không nghỉ ngày thứ 7. Các đại biểu sẽ họp tập trung tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Tập trung mọi mặt để tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV Tập trung mọi mặt để tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Nhấn mạnh, kết quả đạt được của cuộc bầu cử mới chỉ là thành quả bước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết thời gian tới, chúng ta cần tập trung tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Chiều 12/7, phiên họp thứ 58, phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, bắt đầu chương trình làm việc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trọng Sang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chinh-phu-de-nghi-giu-on-dinh-co-cau-gom-18-bo-va-4-co-quan-ngang-bo-145224.html

In bài viết