Quy định mới về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc

11:14 | 07/07/2021

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2021/NĐ-CP về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã ở khu vực biên giới, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.
Bộ Công an ra quy định về hộ chiếu gắn chip Bộ Công an ra quy định về hộ chiếu gắn chip
Chính phủ ban hành quy định về điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng Chính phủ ban hành quy định về điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 3 - Điều 20, khoản 2 - Điều 23 của Luật Thỏa thuận quốc tế, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế và Luật Thỏa thuận quốc tế.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, thay thế Nghị định số 74/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016.

Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc

Về nội dung của thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc, Nghị định nêu rõ: Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau: Tên gọi của văn bản; tên các bên ký kết; lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác; thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực; ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký; họ tên, chức danh của người đại diện ký.

Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác, như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế. Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.

Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới phải phù hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật Thỏa thuận quốc tế. Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.

Nghị định cũng quy định cụ thể nội dung quyết định cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc. Theo đó, quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản bao gồm các nội dung sau đây: 1- Tên gọi thỏa thuận quốc tế và tên các bên ký kết thỏa thuận quốc tế; 2- Người đại diện ký thỏa thuận quốc tế; 3- Yêu cầu về việc đăng tải thỏa thuận quốc tế; 4- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế; 5- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế.

Quyết định cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức bao gồm các nội dung tại (1), (2), (3), (5) nêu trên.

Đăng tải thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc

Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh kịp thời đăng tải toàn văn văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp cục, cơ quan cấp sở, UBND cấp huyện, UBND cấp xã biên giới, các thông tin về sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, trừ trường hợp không đăng tải, công khai theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

Đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế thuộc bộ, cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc đăng tải, công khai thỏa thuận quốc tế.

Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức công khai thỏa thuận quốc tế của mình bằng hình thức đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của tổ chức, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức phù hợp khác, trừ trường hợp không đăng tải, công khai theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế

Nghị định quy định nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế gồm: 1- Chi cho việc nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 2- Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 3- Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế; 4- Chi cho việc kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ Tư pháp đối với đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế; 5- Chi cho việc thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ đối với đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 6- Chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế; 7- Chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế; 8- Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; 9- Chi cho công tác cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ; 10- Chi cho công tác thống kê, rà soát điều ước quốc tế; 11- Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế.

Nội dung chi cho công tác thỏa thuận quốc tế gồm: 1- Chi cho việc xây dựng đề án, kế hoạch về đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; 2- Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; 3- Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế; 4- Chi cho việc tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế; 5- Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; 6- Chi cho công tác thống kê, rà soát thỏa thuận quốc tế; 7- Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác thỏa thuận quốc tế.

Việt Nam - Lào ký Thỏa thuận Chiến lược hợp tác 2021-2030 Việt Nam - Lào ký Thỏa thuận Chiến lược hợp tác 2021-2030
Thỏa thuận Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào 2021-2030 được ký kết với sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Nợ công, tín dụng đen và hợp tác quốc tế là mối quan tâm hàng đầu của cử tri trong quân đội Nợ công, tín dụng đen và hợp tác quốc tế là mối quan tâm hàng đầu của cử tri trong quân đội
Ngày 15/5, tại Trường Quân sự Quân khu 7, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 04 (quận 10, quận 12). Cử tri là đại diện cấp ủy đảng, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Trường Quân sự Quân khu 7, Trung đoàn 657, Tiểu đoàn tác chiến điện từ 97, Đội K70.
ASEAN nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người ASEAN nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP).

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quy-dinh-moi-ve-ky-ket-va-thuc-hien-thoa-thuan-quoc-te-nhan-danh-don-vi-truc-thuoc-144241.html

In bài viết