Hội thảo khoa học của Bộ Ngoại giao: làm rõ 4 vấn đề lớn về đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII

16:30 | 30/06/2021

Ngày 30/6, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, đẩy mạnh xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII”.
Tiếp tục phát huy tư duy đối ngoại của nhà ngoại giao tài ba Nguyễn Cơ Thạch Tiếp tục phát huy tư duy đối ngoại của nhà ngoại giao tài ba Nguyễn Cơ Thạch
Tạp chí Thời Đại giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhân kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà ngoại giao tài ba có cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, đất nước và ngành ngoại giao.
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII
Chiều 19/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức Họp báo phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII. Giải thưởng được tổ chức nhằm tiếp tục ghi nhận và tôn vinh những tác giả, tác phẩm, sản phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin đối ngoại.

Phát biểu tại buổi khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: đối ngoại Đảng, Ngoại giao nhà nước và Đối ngoại nhân dân đã đóng góp quan trọng vào thành tựu của đất nước sau 35 năm đổi mới. Bước vào giai đoạn mới, với thế và lực mới, dưới ánh sáng và đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII, đất nước ta phấn đấu thực hiện khát vọng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển đến giữa thế kỷ XXI sẽ trở thành một nước phát triển theo định hướng XHCN.

Để khát vọng phát triển đó trở thành hiện thực đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân quyết tâm nỗ lực cao đẩy mạnh toàn diện đồng bộ công cuộc đổi mới, trong đó một nhiệm vụ quan trọng là triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện mọi hoạt động. Trên cơ sở kế thừa và phát huy đường lối đối ngoại đúng đắn trong các giai đoạn trước đây, Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng ta trong đó có những nội dung mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mới, trong bối cảnh mới. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định rõ vị trí, vai trò của đối ngoại là: tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước....

Hội thảo khoa học của Bộ Ngoại giao: làm rõ 4 vấn đề lớn về đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII
Quang cảnh buổi hội thảo khoa học.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chủ đề của hội thảo thiết thực, góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc cụ thể hoá các chủ trương, định hướng, nhiệm vụ lớn của đối ngoại.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo làm rõ 4 vấn đề lớn. Cụ thể:

Thứ nhất, về dự báo tình hình: Văn kiện Đại hội XIII đã đánh giá, dự báo những xu hướng, vấn đề rất cơ bản về tình hình quốc tế. Tuy nhiên, đặc trưng của môi trường quốc tế hiện nay và nhiều năm tới là tính bất định cao, diễn biến nhanh, nhất là khi nhiều đối tác lớn của Việt Nam đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược, do đó cần liên tục, thường xuyên cập nhật, đánh giá, thậm chí phải điều chỉnh dự báo để luôn giữ thế chủ động chiến lược.

Bộ trưởng mong muốn, các đại biểu thảo luận, làm rõ hơn các xu hướng, nhân tố quốc tế tác động trực tiếp và lớn nhất đến an ninh và phát triển của nước ta; từ đó xác định thời cơ, thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức trước mắt và lâu dài đối với đất nước.

Trên cơ sở đó, làm rõ các vấn đề lớn đặt ra cho công tác đối ngoại cũng như nhìn nhận thấu đáo nội hàm các vấn đề cơ bản của đối ngoại như sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc, lợi ích quốc gia- dân tộc, độc lập, tự chủ, đối tác- đối tượng, hợp tác- đấu tranh trong bối cảnh quốc tế mới để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Thứ hai, về vị trí, vai trò và nhiệm vụ đối ngoại: Đại hội XIII đã xác định rõ tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín đất nước.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, đây là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng giữ nước mang tính chủ động cao của dân tộc ta trong tình hình mới; đó là giữ nước từ xa, từ sớm, “từ khi nước chưa nguy”, “thái bình nên gắng sức, non nước vững nghìn thu”.

Như vậy, đối ngoại giữ vai trò tiên phong trong thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ lớn: Một là, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; hai là, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước; ba là, nâng cao vị thế và uy tín đất nước.

Bộ trưởng cho rằng, cần cụ thể hóa nội hàm vai trò tiên phong của đối ngoại trong thực hiện từng nhiệm vụ chiến lược nói trên trong mối tương quan chặt chẽ với nhau; làm rõ các biện pháp, phương thức, cơ chế phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại.

Tiên phong không có nghĩa là đi một mình, mà cần đặt đối ngoại trong tổng thể các vấn đề đối nội- đối ngoại, phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành, các lĩnh vực và củng cố đồng thuận để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc phục vụ phát triển đất nước.

Thứ ba, về ngoại giao phục vụ phát triển: Nhiều năm nay, đối ngoại và ngoại giao thông qua các hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội đất nước, nhất là đã tạo dựng được mạng lưới rộng mở các quan hệ đối tác và các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, nhiều bạn bè truyền thống và 15 FTA đã ký, bao gồm các FTA thế hệ mới.

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng là thông điệp quan trọng, xuyên suốt văn kiện Đại hội XIII. Vì vậy, cùng với các cấp, các ngành, tất cả trụ cột của đối ngoại và ngoại giao đều hướng đến và nỗ lực đóng góp vào thực hiện khát vọng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển đất nước. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021-2030 đã đề ra nhiệm vụ “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn các đại biểu sẽ thảo luận, làm rõ hơn những vấn đề đặt ra đối với ngoại giao kinh tế trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhất là về tư duy, nội dung, phương châm và phương thức triển khai, nhằm tranh thủ tốt nhất các điều kiện quốc tế thuận lợi, phát huy tối đa vị thế mới của đất nước và mạng lưới các khuôn khổ hợp tác, các hiệp định FTA để tạo ra nguồn lực và sức mạnh mới cho đất nước, phục vụ hiệu quả người dân, địa phương và doanh nghiệp trong phát triển và hội nhập quốc tế.

Thứ tư, về xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại: Lần đầu tiên văn kiện Đại hội Đảng xác định “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta về xây dựng nền ngoại giao Việt Nam trong tình hình mới. Đây vừa nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt.

Bộ trưởng đề nghị các đại biểu thảo luận thực chất, làm rõ hơn nội hàm và biện pháp xây dựng “nền ngoại giao toàn diện, hiện đại”, nhất là làm rõ tính toàn diện, hiện đại về lĩnh vực, chủ thể, con người, bộ máy, phương thức, cơ chế vận hành, đặc biệt là cơ chế phối hợp đồng bộ, thông suốt, chặt chẽ và hiệu quả giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa với đối ngoại quốc phòng, an ninh, văn hóa- xã hội, môi trường, khoa học- công nghệ…

Muốn xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại thì một trong những điều cốt yếu là phải có cán bộ ngoại giao toàn diện, hiện đại. Do đó, cần có những nghiên cứu, trao đổi sâu sắc, nhiều chiều về tiêu chuẩn, phẩm chất và cơ chế chính sách để xây dựng được đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn diện, hiện đại.

Hội thảo diễn ra với 4 phiên thảo luận “Cơ hội, thách thức trong triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII”; “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong tình hình mới”; “Ngoại giao đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân”; “Nền ngoại giao toàn diện, hiện đại”.

Trong hội thảo khoa học, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga có bài phát biểu với chủ đề "Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại nhân dân giai đoạn 2021-2025"...

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chia sẻ cách giải bài toán Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chia sẻ cách giải bài toán "trụ cột" cho Liên hiệp Hữu nghị
Ngày 23/6, tại Hà Nội, đoàn Ban Đối ngoại Trung ương Đảng do ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị). Tại đây, ông chia sẻ, Liên hiệp Hữu nghị nên giải bài toán xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân bằng việc nghiên cứu đưa ra các khái niệm, cơ chế phối hợp, biện pháp nâng cao hiệu quả; dám nghĩ dám làm, đơn giản hoá các thủ tục, phân cấp phân quyền...
Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới: nhận diện cơ hội, thách thức và yêu cầu Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới: nhận diện cơ hội, thách thức và yêu cầu
Ngày 18/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) đã tổ chức Tọa đàm “Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới: cơ hội, thách thức và yêu cầu”. Sự kiện diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với 44 điểm cầu tại các địa phương trên cả nước. Bà Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch VUFO cho rằng: những chia sẻ, kiến nghị của các đại biểu sẽ là những đóng góp bổ ích giúp Liên hiệp Hữu nghị hoạch định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.

Phạm Lý - Tuấn Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hoi-thao-khoa-hoc-cua-bo-ngoai-giao-lam-ro-4-van-de-lon-ve-doi-ngoai-trong-van-kien-dai-hoi-xiii-143655.html

In bài viết