5 lỗi cần tránh khi đề xuất tăng lương

10:00 | 23/06/2021

Lương thưởng vốn nhạy cảm và không dễ nói vì vậy trước khi đề xuất tăng lương bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Siêu sự kiện Tuyển dụng Vinhomes 2021: Hàng ngàn bạn trẻ có việc làm Siêu sự kiện Tuyển dụng Vinhomes 2021: Hàng ngàn bạn trẻ có việc làm
Hội chợ việc làm miễn phí dành cho người Việt tại Nhật Bản Hội chợ việc làm miễn phí dành cho người Việt tại Nhật Bản

Những nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 60% nhân viên chấp nhận với mức lương hiện tại vì lo sợ việc đánh mất cơ hội làm việc. Tâm lý này khiến bạn rất khó mở lời dù bạn muốn được tăng lương.

Tuy nhiên, nếu bạn đã xem xét về mọi mặt từ năng lực bản thân, thời gian làm việc, các giá trị bạn tạo ra… đủ để có thể đàm phán tăng lương thì bạn nên tham khảo 5 lỗi cần tránh khi đàm phán tăng lương với các nhà tuyển dụng Hải Dương, Hà Nội hay TPHCM để có tỉ lệ thành công cao hơn nhé.

5 lỗi cần tránh khi đề xuất tăng lương
(Ảnh minh họa)

Thời điểm không phù hợp

Lỗi sai đầu tiên thường khiến rất nhiều ứng viên mất đi cơ hội được cân nhắc tăng lương, đó là lựa chọn thời điểm không phù hợp. Điều này xuất phát từ tâm lý bộc phát về ý định đàm phán mà chưa xem xét đầy đủ các yếu tố.

Nếu bạn đề xuất tăng lương trong giai đoạn doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính hoặc vừa có những sự thay đổi trong nhân lực thì chắc chắn mong muốn của bạn sẽ bị bỏ qua vì không phải là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Vậy nên thời điểm tốt nhất là khi mức độ ổn định nội bộ đang duy trì tốt, đặc biệt là khi bạn vừa kết thúc những dự án mang lại kết quả khả quan.

Không chuẩn bị trước nội dung

Khi đưa ra bất cứ quyết định quan trọng gì trước khi đàm phánbạn nên dành thời gian để chuẩn bị cho những nội dung sẽ trao đổi. Nếu bạn vội vàng không chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung và cả tâm lý thì chắc chắn bạn sẽ không có những thông tin hoặc lý lẽ xác đáng để trình bày, không biết cách liên hệ giữa nhu cầu được nâng lương và mức độ tương xứng với giá trị làm việc của bản thân.

Bên cạnh đó việc bước vào cuộc đàm phán với tâm lý chưa sẵn sàng sẽ làm bạn không giữ được trạng thái thoải mái, cách trình bày không thuyết phục người nghe vì thiếu tự tin, không chắc chắn vào bản thân. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị trước thông tin hoặc tài liệu cho phù hợp khi đàm phán với sếp hoặc bộ phận nhân sự.

Chỉ đưa ra một con số

Đôi khi việc chuẩn bị quá kỹ sẽ dẫn đến tình huống bạn chỉ đề xuất cho người đối diện một con số về mức lương mà bạn mong muốn một cách rất ngắn gọn. Điều này mặc dù có thể rõ ràng và rành mạch nhưng dễ khiến người nghe cảm giác bạn cứng nhắc và không có thiện chí đàm phán, thương lượng.

Bên cạnh đó điều này còn làm bạn rất khó linh hoạt khi chỉ tập trung vào con số ban đầu, bỏ qua những đề xuất khác được đưa ra. Lời khuyên là nên chọn một khoảng lương mà bạn cảm thấy phù hợp xung quanh con số ban đầu bạn đưa ra. Lúc này khoảng thương lượng sẽ được kéo dài ra và doanh nghiệp cũng sẽ cảm giác dễ dàng đề xuất những lợi ích kèm theo để làm bạn cảm thấy hài lòng.

Chỉ tập trung vào lợi ích bản thân

Không phải cuộc đàm phán nào cũng diễn ra thuận lợi và trơn tru mà chắc chắn sẽ có những tình huống doanh nghiệp bác bỏ đề xuất của bạn. Đây là điều bình thường trong đàm phán, bạn không nên mất bình tĩnh và trở nên ích kỷ khi bằng mọi cách yêu cầu được đáp ứng những lợi ích cá nhân. Bạn nên tiếp thu những góp ý của cấp trên hoặc bộ phận tuyển dụng để hiểu rõ những đánh giá khách quan của họ về năng lực làm việc của bạn, cũng như thấu hiểu và thông cảm khi doanh nghiệp có những vấn đề.

Bạn không nên nghĩ rằng đã hoàn toàn hết cơ hội. Thể hiện thái độ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được thiện cảm và chắc chắn cơ hội cho một cuộc đàm phán tiếp theo vẫn còn chờ bạn trong thời gian tới.

Tránh né cuộc gặp trực tiếp

Có thể vì tâm lý lo lắng khi nghĩ rằng đây là vấn đề nhạy cảm và khó nói nên nhiều người chọn cách tránh né gặp trực tiếp mà thay vào đó sử dụng các hình thức như gửi email hoặc vô tình nhắc đến trong buổi ăn trưa. Đây đều là những quyết định không thực sự thông thái khi bạn quên mất rằng sức mạnh của đàm phán được thể hiện rất nhiều khi nói chuyện trực tiếp.

Đây là cơ hội để bạn chia sẻ thẳng thắn những đề xuất nguyện vọng của bản thân và tham gia vào quá trình tương tác với người đối diện, thuận lợi để nắm bắt tâm lý và điều chỉnh hành vi sao cho chuẩn mực và hiệu quả nhất. Vì vậy hãy chủ động hẹn cấp trên hoặc phòng nhân sự một cuộc gặp ngắn và hoàn thành nó bằng những gì bạn đã chuẩn bị.

Trên đây là 5 lỗi cần tránh khi đề xuất tăng lương. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm động lực và tự tin để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.

Kỹ sư Việt Nam được doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao kỹ năng, thái độ làm việc Kỹ sư Việt Nam được doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao kỹ năng, thái độ làm việc
5 thói quen giúp xây dựng kỹ năng lãnh đạo nhóm 5 thói quen giúp xây dựng kỹ năng lãnh đạo nhóm

Tiến Huy

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/5-loi-can-tranh-khi-de-xuat-tang-luong-143302.html

In bài viết