Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Khoa học công nghệ - mũi nhọn của chiến lược chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

15:36 | 23/06/2021

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, thực tế cho thấy chỉ khi chủ động kiểm soát dịch bệnh thì chúng ta mới dành được phần thắng. Việc triển khai các giải pháp công nghệ đã góp phần tích cực trong công cuộc kiểm soát dịch bệnh đó. Khoa học công nghệ đã trở thành mũi nhọn tiên phong trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
Học lời Bác Hồ dạy về sáng tạo khoa học công nghệ trong sản xuất Học lời Bác Hồ dạy về sáng tạo khoa học công nghệ trong sản xuất
“Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho CNXH thắng lợi…” – lời Bác Hồ dặn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội phổ biến Khoa học Kỹ thuật Việt Nam ngày 18-5-1963 đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt cho sự phát triển khoa học công nghệ của nước nhà gần 60 năm qua.
Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch hiệu quả Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch hiệu quả
Bên cạnh xét nghiệm chủ động và tiêm vắc xin..... thì áp dụng công nghệ bắt buộc là một trong ba mũi tấn công đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ ra nhằm nhanh chóng kiểm soát được COVID-19.

Ngày 3/6/2021, trong thông báo số 145/TB-VPCP Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng đã nhận định “công nghệ" bắt buộc là một trong ba mũi nhọn của chiến lược chống COVID-19 trong giai đoạn mới, những đóng góp của công nghệ trong đại dịch và những kịch bản ngành công nghệ chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi, tái thiết và phát triển kinh tế-xã hội rất quan trọng.

Khoa học công nghệ - mũi nhọn của chiến lược chống dịch COVID-19 tại Việt Nam
Những ứng dụng khai báo y tế, truy vết, sử dụng robot, xét nghiệm... đang phát huy sức mạnh của khoa học-công nghệ trong việc phòng, chống dịch hiệu quả.

Có thể thấy quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong mọi thời kỳ, đặc biệt hiện nay, là luôn coi trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Minh chứng cho thấy, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, ngay từ những ngày đầu tiên dịch bệnh bùng phát, Bộ KH&CN đã huy động lực lượng các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam và doanh nghiệp phối hợp xác định, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phục vụ công tác phòng chống dịch; kịp thời triển khai theo quy trình đặc biệt các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, chế tạo bộ KIT phát hiện hiện vi rút corona chủng mới (SARS-CoV2), kháng thể đơn dòng, phác đồ điều trị, robot và máy thở phục vụ tình huống ứng phó với các cấp độ dịch bùng phát.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ KH&CN phối hợp với các bộ, ngành phát huy nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa trong việc xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm tại các điểm du lịch; xây dựng phần mềm khai báo y tế.

Sáng 01/10/2019, nền tảng Bản đồ số - Vmap và Hệ thống thông tin nhân đạo – iNhandao dành cho người Việt ra mắt, tham gia Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 tập hợp, huy động các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu và kịp thời có các sản phẩm KH&CN phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo dịch tễ… đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch. Hiện có hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước.

Bộ kit phát hiện SARS-CoV-2 (do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện) đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, Vương quốc Anh cấp giấy chứng nhận được bán tự do tại thị trường châu Âu từ ngày 20.4, WHO cấp Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm vào ngày 24/4. Cho đến nay, hơn 230.000 test đã được cung cấp cho cả nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống COVID-19. Bộ kit này cũng đã được tặng cho một số nước như Lào, Indonesia, Hungary góp phần tăng tình hữu nghị với các nước.

Nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công sản phẩm robot hỗ trợ y tế VIBOT-1a (do Học viện Kỹ thuật quân sự thực hiện). VIBOT-1a được thử nghiệm tại BVĐK Bắc Thăng Long (Hà Nội) giúp giảm tải công việc cho đội ngũ y bác sĩ, giảm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh, qua đó giảm lây nhiễm chéo.

Bệnh nhân có thể tương tác với bác sỹ thông qua hệ thống đường truyền được gắn trên robot Vibot hoạt động trong khu cách ly.
Bệnh nhân có thể tương tác với bác sỹ thông qua hệ thống đường truyền được gắn trên robot Vibot hoạt động trong khu cách ly.

Nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thành công robot NaRoVid1 (do Viện Ứng dụng công nghệ thuộc Bộ KH&CN thực hiện) có tính năng lau khử khuẩn sàn nhà, nhằm hỗ trợ, thay thế nhân viên y tế trong các khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Robot khử khuẩn hoạt động hiệu quả tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2
Robot khử khuẩn hoạt động hiệu quả tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2

Bộ KH&CN cũng đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là một số công nghệ chủ chốt của cách mạng 4.0 vào đời sống.

Có thể khẳng định công nghệ là "mũi nhọn" của chiến lược chống COVID-19 trong giai đoạn mới, ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên thành công trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam là đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, đã được đào tạo thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Bộ KH&CN giao chủ trì hoặc tham gia thực hiện, mang lại những kết quả khả quan cho cuộc chiến chống dịch còn cam go trước mặt.

Học lời Bác Hồ dạy về sáng tạo khoa học công nghệ trong sản xuất Học lời Bác Hồ dạy về sáng tạo khoa học công nghệ trong sản xuất
“Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho CNXH thắng lợi…” – lời Bác Hồ dặn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội phổ biến Khoa học Kỹ thuật Việt Nam ngày 18-5-1963 đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt cho sự phát triển khoa học công nghệ của nước nhà gần 60 năm qua.
Công an Quảng Nam tặng thiết bị, vật tư y tế phòng chống Covid – 19 cho Công an tỉnh Sê Kông – Lào Công an Quảng Nam tặng thiết bị, vật tư y tế phòng chống Covid – 19 cho Công an tỉnh Sê Kông – Lào
Món quà là nghĩa tình, là tình cảm keo sơn, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị quốc tế giữa Công an tỉnh Quảng Nam và Công an tỉnh Sê Kông trong điều kiện dịch bệnh căng thẳng trong khu vực.
Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch hiệu quả Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch hiệu quả
Bên cạnh xét nghiệm chủ động và tiêm vắc xin..... thì áp dụng công nghệ bắt buộc là một trong ba mũi tấn công đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ ra nhằm nhanh chóng kiểm soát được COVID-19.

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe-mui-nhon-cua-chien-luoc-chong-dich-covid-19-tai-viet-nam-143036.html

In bài viết