Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Vì sao tiêm vắc xin Covid-19 là yếu tố quan trọng để tạo miễn dịch cộng đồng?

08:00 | 06/06/2021

Dịch Covid-19 đang tiếp tục hoành hành trên thế giới. Tính đến ngày 1/6/2021, trên thế giới đã có 171,5 triệu ca mắc và số tử vong là 3,56 triệu. Mọi nỗ lực chống dịch và hy vọng đang hướng vào việc sản xuất vắc xin và tiêm phòng nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng (MDCĐ) để ngăn chặn sự lây lan. Các nước phát triển như Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc đã sản xuất được vắc xin và đang ráo riết triển khai việc tiêm phòng. Vậy miễn dịch cộng đồng là gì?
Đóng góp trực tiếp cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 bằng cách nào? Đóng góp trực tiếp cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 bằng cách nào?
Dịch COVID-19: Bệnh nhân tử vong thứ 53 là nữ, 53 tuổi ở Sơn La có tiền sử viêm đa rễ đa dây thần kinh Dịch COVID-19: Bệnh nhân tử vong thứ 53 là nữ, 53 tuổi ở Sơn La có tiền sử viêm đa rễ đa dây thần kinh

Miễn dịch cá thể và miễn dịch cộng đồng

Miễn dịch là trạng thái của một cá thể có khả năng chống lại một bệnh truyền nhiễm. Khả năng này được tạo ra sau khi cá thể đó khỏi bệnh. Nói cách khác, sau khi khỏi bệnh, cá thể không bị mắc lại bệnh này nữa. Các yếu tố thực hiện sự đề kháng nêu trên gồm kháng thể do cơ thể tạo ra và các tế bào miễn dịch mà chúng ta phân ra làm hai loại. Đó là miễn dịch dịch thể (do kháng thể) và miễn dịch tế bào (do các tế bào lympho đảm nhiệm. Dựa vào hiện tượng trên, người ta chế ra vắc xin. Đó là sản phẩm của các vi sinh vật gây bệnh bị xử lý sao cho mất đi tính gây bệnh nhưng vẫn giữ được khả năng tạo ra miễn dịch. Như thế, để có được miễn dịch thì một là chịu đựng trải qua dịch bệnh hoặc hai là tiêm vắc xin.

MDCĐ là trạng thái miễn dịch của một quần thể xác định (trong một khu vực địa lý hay một khu vực nào đó). Nguồn gốc của khái niệm này từ tiếng Anh là Herd Immunity có nghĩa là miễn dịch bầy đàn. Đối với một cá thể, miễn dịch là trạng thái chống lại hoàn toàn sự phát bệnh thì đối với một quần thể MDCĐ là trạng thái (của cả quần thể) chống lại sự lây lan của bệnh để thành dịch. Một bệnh truyền nhiễm trở thành dịch là khi có sự lây lan bệnh từ cá thể này sang cá thể khác. Mức độ lây lan đó có thể là từ một người lây sang hai, ba, bốn… người. Tiếp theo, người bị lây lại lặp lại chu kỳ lây lan như vậy cho những người khác. Từ một người lây lan sang càng nhiều người thì dịch càng nguy hiểm.

Tiêm phòng vắc xin là một trong những cách để đạt ngưỡng MDCĐ
Tiêm phòng vắc xin là một trong những cách để đạt ngưỡng MDCĐ (Ảnh minh họa)

Kết quả theo dõi dịch Covid-19 vào năm 2020 cho thấy: từ một người mắc bệnh lây lan sang 3-4 người. Gần đây, xuất hiện các biến thể vi rút mới có tính lây lan cao nên con số đó là 7, tức từ một người mắc bệnh, vi rút có thể lây sang 7 người. Con số 7 nói trên được gọi là Ro (tiếng Anh gọi là Basic number of reproduction), tạm dịch là số lặp lại cơ bản. Như vậy nếu con số này nhỏ hơn 1 tức là từ một người bệnh lây lan cho số lượng nhỏ hơn một người, tức là không có sự tăng con số ca bệnh và chỉ là người này bị bệnh thay cho người kia mà thôi. Có nghĩa là không có sự lây lan rộng (hay tăng số ca bệnh).

Rất hiếm có vắc xin nào có thể tạo miễn dịch cho 100% các cá thể trong một quần thể. Mặt khác, cũng gần như không thể tiêm vắc xin cho 100% các cá thể trong quần thể. Do vậy, người ta cố gắng tiêm phòng đạt tỷ lệ sao cho bệnh không lây lan nữa. Lúc đó chúng ta đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng. Nói cách khác là cộng đồng có miễn dịch (với dịch chứ không phải với bệnh). Tóm lại, ngưỡng MDCĐ là tỷ lệ tối thiểu số cá thể có miễn dịch làm cho bệnh không thể lây lan thành dịch trong cộng đồng đó. Từ chuyên môn gọi la ngưỡng MDCĐ, trong cách nói hàng ngày, người ta chỉ nói MDCĐ

Cách tính tỷ lệ ngưỡng miễn dịch cộng đồng

Dựa trên con số cơ bản Ro người ta tính tỷ lệ đó như sau: Ngưỡng MDCĐ = (Ro-1)/Ro. Dựa vào công thức này nếu lấy Ro của dịch Covid vào năm 2020 là 4 thì ngưỡng MDCĐ = (4-1)/4 = ¾ = 75%. Con số này được hiểu là vào năm 2020, để chặn dịch Covid 19 không lây lan thì tỷ lệ người có miễn dịch trong cộng đồng phải là >75%. Vào năm 2021, với các biến thể vi rút mới có tính lây lan cao với Ro=7 thì: ngưỡng MDCĐ = (7-1)/7 = 6/7 = 85,7% tức là cứ 100 người thì phải có 86 người có miễn dịch thì dịch mới dừng lại. Ví dụ về tỷ lệ miễn dịch tạo ra MDCĐ như sau:

Hình 1 dưới đây là kết quả nghiên cứu chỉ ra ngưỡng MDCĐ của một số bệnh: bệnh cúm (influenza) với Ro gần bằng 2 thì ngưỡng MDCĐ vào khoảng 35-45%. Đối với Covid 19 khi Ro=3-4 thì ngưỡng MDCĐ rơi vao fkhoangs 60-75%... Cuối cùng phía bên phải là bệnh sởi (measles), có tính lây lan rất cao với Ro>12 thì đòi hỏi ngưỡng MDCĐ phải trên 92%.

Hình 1. Tương quan giữa Ro và ngưỡng MDCĐ của một số bệnh (cúm, Covid 19, Bại liệt, Sởi….)
Hình 1. Tương quan giữa Ro và ngưỡng MDCĐ của một số bệnh (cúm, Covid 19, Bại liệt, Sởi….)

Khi có MDCĐ thì đã hết dịch chưa?

Như trên đã nói, MDCĐ chỉ làm dừng lại sự lây lan của dịch. Như vậy, vẫn có thể có một số ca bệnh lẻ tẻ xảy ra nhưng không thể lây lan rộng ra được mà thôi. Lúc đó, không còn đại dịch (Pandemic) hoặc dịch (epidemic) mà chỉ còn các ca lẻ tẻ gọi là dịch địa phương (endemic).

Làm thế nào để tạo ra miễn dịch cộng đồng?

Như trên đã trình bày, để tạo ra miễn dịch có thể phải trải qua mắc bệnh hoặc bằng cách tiêm phòng bằng vắc xin vào lúc khởi điểm của dịch. Một số nước cho rằng, Covid-19 chỉ như cúm thường nghĩa là Ro biến đổi từ 1 đến 2 (xem hình 1). Như vậy, nếu 35-45% số người mắc bệnh thì họ sẽ có miễn dịch tức nếu đất nước có 10 triệu dân thì có từ 3,5 đến 4,5 triệu mắc bệnh thì dịch sẽ dừng lại. Sau này khi đủ số liệu thực tế họ mới áp dụng các biện pháp chống dịch như khẩu trang, dãn cách xã hội, phong tỏa… Với tình hình hiện tại (2021) nếu để dịch xảy ra tự do ở một đất nước như Việt Nam thì để có ngưỡng MDCĐ cần 86% số dân phải nhiễm vi rút. Tỷ lệ tử vong biến đổi theo từng nước từ 0.9 đến 5% thậm chí có nơi 10% (https://coronavirus.jhu.edu/data/mortality). Nếu cho rằng tỷ lệ tử vong là 2.5% thì với 86 triệu người nhiếm bệnh, số tử vong sẽ là (86 triệu X 2,5% =) 2,15 triệu ca tử vong. Đó là cái giá rất đắt.

Bằng cách tiêm phòng để đạt ngưỡng MDCĐ 86%, nếu vắc xin có hiệu lực 100% và công tác tiên phòng cũng như bảo quản vắc xin chuẩn mực thì cần tiêm 86% dân số. Tuy nhiên, miễn dịch sau tiêm phòng thường chỉ đạt 80-85% số người được tiêm phòng. Mặt khác, hiệu lực của vắc xin nếu chỉ đạt 75% thì dù chúng ta có tiêm đủ 100% dân số cũng không thể đạt ngưỡng 86%. Do vậy, việc chọn vắc xin và tiêm phòng phải được chú ý.

Cần nói thêm là Ngưỡng MDCD 85% nói trên là tuyệt đối để dịch ngừng lại. Việc nhiều nước tiêm phòng chưa đạt ngưỡng đó nhưng địch Covid 19 đã chậm lại, số lượng ca mới nhiễm giảm đi là do khi số người có miễn dịch tăng lên thì con số Ro sẽ giảm xuống. Điều đó có nghĩa tốc độ lây lan giảm xuống nhưng dịch không ngừng hẳn. Trong khi Việt Nam chưa đủ vắc xin để tạo ra MDCĐ thì nên sử dụng vắc xin vào việc chống dịch. Đó là dùng vắc xin tiêm thẳng vào ổ dịch và tiêm bao vây ổ dịch.

Tóm lại, ngưỡng MDCĐ là tỷ lệ người có miễn dịch tối thiểu để dịch không còn lây lan nữa, việc có thể dùng vắc xin sớm nhất là yếu tố quan trọng để thực hiện điều này.

LTS: Bài viết phân tích của tác giả Nguyễn Tiến Dũng gửi về Tạp chí Thời Đại.

WHO cảnh báo thiếu nguồn cung vaccine cho COVAX WHO cảnh báo thiếu nguồn cung vaccine cho COVAX
Ngày 4/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo tình trạng thiếu vaccine COVID-19 cấp cho cơ chế COVAX trong tháng 6-7 có thể làm giảm hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu.
Sáng 5/6, có thêm 75 ca mắc COVID-19 mới Sáng 5/6, có thêm 75 ca mắc COVID-19 mới
Sáng 5/6, Bộ Y tế cho biết có 77 ca mắc COVID-19, trong đó 2 ca nhập cảnh cách ly ngay, 75 ca còn lại ghi nhận trong nước tại Bắc Giang 45 ca, Bắc Ninh 19, TPHCM 10 và Hà Nam 1.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Cách kiểm soát chất lượng vaccine tốt nhất là mua trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua trung gian Thứ trưởng Bộ Y tế: Cách kiểm soát chất lượng vaccine tốt nhất là mua trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua trung gian
Chiều nay (3/6), tại cuộc Họp báo Thường kỳ Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã thông tin về tình hình kiểm soát chất lượng, tiến độ nhập khẩu vaccine COVID-19 hiện nay.

Nguyễn Tiến Dũng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/vi-sao-tiem-vac-xin-covid-19-la-yeu-to-quan-trong-de-tao-mien-dich-cong-dong-141277.html

In bài viết