Lập công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ: Chủ doanh nghiệp có "thổi vốn"?

17:16 | 02/06/2021

Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Lawfirm cho rằng chủ doanh nghiệp có xu hướng “thổi phồng” vốn góp vào công ty do mình thành lập với mục đích "lấy tiếng", "ra oai", nhưng không loại trừ một số doanh nghiệp có động cơ vụ lợi hoặc là lừa đảo, nhằm tạo niềm tin cho các đối tác trong các giao dịch phi pháp của họ.
8x góp vốn gần 500.000 tỷ đồng thành lập 'siêu doanh nghiệp' là ai? 8x góp vốn gần 500.000 tỷ đồng thành lập 'siêu doanh nghiệp' là ai?
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ngày 20/5, tại TP.HCM, có một doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn điều lệ lên đến 525.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, một cá nhân đã góp gần 500.000 tỷ đồng vào vốn điều lệ công ty.
Cộng đồng người Ấn Độ làm việc ở RGE Group quyên góp hơn 500.000 USD ủng hộ chống lại COVID-19 ở quê nhà Cộng đồng người Ấn Độ làm việc ở RGE Group quyên góp hơn 500.000 USD ủng hộ chống lại COVID-19 ở quê nhà
Cộng đồng người Ấn Độ làm việc trong nhóm các công ty thuộc Tập đoàn RGE (Royal Golden Eagle) đã hưởng ứng lời kêu gọi khẩn cấp của Chính phủ Ấn Độ để hỗ trợ chống lại đại dịch COVID-19 đang hoành hành ở nước này. Việc làm thiết thực của họ là quyên góp được tổng cộng 676.800 dollar Singapore (507.000 USD) để mua 40 máy thông gió MedTech Alpha tiên tiến và 36 máy áp lực dương hai cấp Yuwell.

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ngày 20/5 vừa qua, một doanh nghiệp tại TP. HCM được thành lập với số vốn điều lệ “siêu khủng” lên đến 500.000 tỷ đồng.

Cụ thể, đó là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn cầu (Auto Investment Group), địa chỉ trụ sở chính đặt tại Tầng 46, tòa nhà Bitexco Financial Tower, số 2 đường Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty này là lập trình máy vi tính. Các ngành nghề khác chủ yếu liên quan đến in ấn, sản xuất linh kiện điện tử, bán buôn bán lẻ máy vi tính, đồ điện gia dụng, tư vấn máy vi tính, dịch vụ công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu...

Lập công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ: Chủ doanh nghiệp có
Doanh nghiệp được thành lập với số vốn điều lệ “siêu khủng” lên đến 500.000 tỷ đồng.

Công ty này có 3 cổ đông sáng lập, trong đó ông Nguyễn Vũ Quốc Anh góp 499.998 tỷ đồng, tương đương 99,996% vốn điều lệ. 2 cá nhân khác mỗi người góp 1 tỷ đồng, tương đương 0,002% vốn điều lệ là Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lưu Hữu Thiện.

Cũng trong ngày 20/5, 3 cổ đông nói trên còn thành lập một công ty khác là Công ty CP Tập đoàn Kinh doanh Tự động Toàn Cầu (Global Auto Business Group - GAB Group), với số vốn điều lệ "chỉ" 25.000 tỷ đồng. Trụ sở công ty này đặt tại tầng 72, tòa nhà Landmark 81, TP. HCM.

Cơ cấu cấu cổ đông trong công ty này cũng tương tự như công ty trên, trong đó, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh góp 23.000 tỷ đồng, tương đương với 92% vốn điều lệ, 2 cổ đông còn lại là Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lưu Hữu Thiện mỗi người góp 1.000 tỷ đồng, tương đương với 4% vốn điều lệ.

Người nắm giữ vai trò Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của cả 2 công ty nói trên là ông Nguyễn Vũ Quốc Anh, sinh năm 1986.

Như vậy, với việc sở hữu 2 công ty trên, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh đang nắm giữ 523.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Số vốn điều lệ này vượt xa các Tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam thời điểm hiện tại, như EVN hay PVN.

Về phía doanh nghiệp tư nhân, Tập đoàn Vingroup là doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam cũng chỉ có vốn điều lệ gần 34.000 tỷ đồng và giá trị vốn hóa gần 400.000 tỷ đồng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vinggroup, người giàu nhất Việt Nam theo công nhận của Tạp chí Forbes (Mỹ), hiện có khối tài sản 8,1 tỷ USD, tương đương khoảng 225.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán. Như vậy, số vốn ông Nguyễn Vũ Quốc Anh góp vào hai doanh nghiệp trên có giá trị cao gấp hơn 2 lần tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Đây không phải lần đầu một doanh nghiệp đăng ký vốn kinh doanh “khủng” hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hồi đầu năm 2020, 3 cá nhân cũng đăng ký thành lập doanh nghiệp với số vốn lên đến 144.000 tỷ đồng, với tên gọi là Công ty CP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ, thương mại USC, trụ sở đăng ký tại số 10, ngõ 234, đường thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Ở thời điểm lúc bấy giờ, số vốn khủng của công ty này tương đương với tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng lớn Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank cộng lại và lớn hơn vốn điều lệ của Viettel, khoảng 141.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trả lời báo giới, bà Kim Thị P. một trong 3 cổ đông đăng ký góp 144.000 tỷ đồng lập công ty này cho biết, gia đình chủ yếu trông chờ vào tiền kiếm được từ việc làm đại lý phân phối nước khoáng từ trường; gia đình bà phải chạy ăn từng bữa và chưa góp vốn đồng nào vào công ty.

Trở lại với việc doanh nghiệp có vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng, lần này, đáng chú ý là doanh nhân 8x đứng tên công ty mới vốn "khủng" lại không đặt địa chỉ tại các địa điểm kiểu "bán nước khoáng" như vụ đăng kí nhầm trước. Có thể người đứng tên đăng ký vốn kinh doanh này cũng "không phải dạng vừa đâu" nếu họ thực sự đặt văn phòng ở các tòa nhà Bitexco và Landmark 81.

Hiện tại giá thuê văn phòng tại Bitexco là 48 USD/m2/tháng, tương đương với 1.106.160 đ/m2. Diện tích sàn cho thuê tại đây thấp nhất cũng là 75m2 X 1.106.160 đ, tương đương với 82.962.000 đ/tháng, chưa tính phí quản lý (8 USD/tháng) và các loại phí khác như phí gủi xe máy, phí gửi ô tô…. Tính ra doanh nghiệp này cũng phải bỏ ra gần 100 triệu đồng/tháng cho chi phí thuê mặt bằng đặt trụ sở.

Lập công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ: Chủ doanh nghiệp có
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Lawfirm cho rằng chủ doanh nghiệp có xu hướng “thổi phồng” vốn góp vào công ty do mình thành lập với mục đích "lấy tiếng", "ra oai", nhưng không loại trừ một số doanh nghiệp có động cơ vụ lợi hoặc là lừa đảo, nhằm tạo niềm tin cho các đối tác trong các giao dịch phi pháp của họ.

Cần cẩn trọng với những doanh nghiệp đăng ký vốn 'khủng'

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Lawfirm xung quanh vụ việc trên. Theo đó, luật sư Trương Anh Tú cho biết:

Theo hệ thống pháp luật về đăng ký doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, chỉ có một số ít ngành nghề (khoảng 55 ngành nghề) có quy định về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp.

Trong số đó, Nhà nước quy định vốn pháp định với số tiền lớn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, còn lại doanh nghiệp tự chủ trong vấn đề đăng ký kinh doanh cũng như góp vốn vào doanh nghiệp.

Điều đó dẫn tới hiện tượng chủ doanh nghiệp có xu hướng “thổi phồng” vốn góp vào công ty do mình thành lập. Thông thường, mục đích chỉ là "lấy tiếng", "ra oai", nhưng không loại trừ một số doanh nghiệp có động cơ vụ lợi hoặc là lừa đảo, nhằm tạo niềm tin cho các đối tác trong các giao dịch phi pháp của họ.

"Trường hợp doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng này rất đặc biệt. Tất nhiên, ở thời điểm doanh nghiệp đăng ký, Nhà nước không có trách nhiệm phải xác nhận tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký mà đó là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, cơ quan nhà nước phát hiện sai phạm thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Bản thân các tổ chức cá nhân khi làm ăn với những doanh nghiệp có vốn điều lệ rất lớn cũng nên lưu ý: số tiền đó có thực tế không, động cơ, mục đích của ông chủ doanh nghiệp đó là gì để chúng ta có những cách ứng xử cho phù hợp” - Luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT), ngay sau khi có thông tin về doanh nghiệp đăng ký vốn thành lập 500.000 tỷ đồng, Cục đã gửi văn bản đến Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM và đề nghị đơn vị này rà soát.

Vị này cho biết thêm, Cục đã có cảnh báo, còn việc giám sát doanh nghiệp thực hiện sẽ do cơ quan chức năng ở địa phương thực hiện.

Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh cho biết đăng ký vốn công ty 500.000 tỷ đồng không phải nhầm lẫn và sẽ góp đủ vốn trong 90 ngày.

Chia sẻ với VnExpress, ông Quốc Anh cho biết đã cân nhắc rất kỹ trước khi ra quyết định nên số vốn đăng ký thậm chí còn ít, chứ không có sự nhầm lẫn. Ông dự kiến làm việc với một số ngân hàng như Vietcombank, Techcombank, OceanBank và các tập đoàn bất động sản Novaland, FLC, Hà Đô... để huy động vốn.

Việt Nam hỗ trợ Lào 500.000 USD cùng thiết bị y tế ứng phó dịch COVID-19 Việt Nam hỗ trợ Lào 500.000 USD cùng thiết bị y tế ứng phó dịch COVID-19
Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Lào, ngày 30/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư thăm hỏi tới Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh và thông báo về khoản hỗ trợ khẩn cấp 500.000 USD của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào ứng phó với đợt lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Việt Nam hỗ trợ Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào 500.000 USD để ứng phó dịch Covid-19 Việt Nam hỗ trợ Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào 500.000 USD để ứng phó dịch Covid-19
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Lào, ngày 30/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư thăm hỏi tới Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh và thông báo về khoản hỗ trợ khẩn cấp 500.000 USD của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào ứng phó với đợt lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Cà Mau: Sắp có Nhà máy điện 1,5 tỷ đô la, tương lai đóng góp ngân sách hàng ngàn tỷ Cà Mau: Sắp có Nhà máy điện 1,5 tỷ đô la, tương lai đóng góp ngân sách hàng ngàn tỷ
Ngày 15/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân có buổi tiếp và làm việc với Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam về triển khai dự án Nhà máy điện Cà Mau 3 tại Khu công nghiệp Khánh An thuộc xã Khánh An, huyện U Minh.

Khánh An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/la-p-co-ng-ty-vo-n-die-u-le-500000-ty-chu-doanh-nghiep-co-thoi-von-140919.html

In bài viết