Chuyên gia Nga thẳng thừng vạch mục đích thực sự sau việc đóng tàu phá băng của Nhật

09:52 | 23/04/2021

Theo ý kiến nhận định, chương trình đóng tàu phá băng theo đuổi không chỉ các mục tiêu khoa học, mà nghiêng về các mục tiêu quân sự và địa chính trị.
Chuyên gia đánh giá tàu ngầm Nga có đòn tấn công đáng sợ hơn cả tên lửa Bulava Chuyên gia đánh giá tàu ngầm Nga có đòn tấn công đáng sợ hơn cả tên lửa Bulava
"Đại bàng bất bại" F-15C của Mỹ tiêu diệt mục tiêu máy bay không người lái xa nhất lịch sử

Chuyên gia của Sputnik vừa có phân tích chỉ mục tiêu của Nhật Bản khi công bố chương trình đóng tàu phá băng để thăm dò Bắc Cực.

Cụ thể, Cơ quan nghiên cứu công nghệ hải dương học Nhật Bản (JAMSTEC) thông báo họ bắt đầu đóng một tàu phá băng mới trị giá 33,5 tỷ yên ngay trong năm 2021 để thăm dò Bắc Cực.

Chuyên gia Nga thẳng thừng vạch mục đích thực sự sau việc đóng tàu phá băng của Nhật
Tàu phá băng Nga. Ảnh: Sputnik

Trong bối cảnh sự quan tâm đến Bắc Cực ngày càng tăng từ các quốc gia lớn và sự cạnh tranh toàn cầu tiềm tàng giành ảnh hưởng trong khu vực, dữ liệu từ tàu phá băng có thể hữu ích cho tàu ngầm quân sự hơn là cho giới khoa học.

Tàu phá băng mới của Nhật Bản có thể phá vỡ lớp băng dày 1,2m. Nơi tàu phá băng Nhật Bản có thể đi qua mà không gặp khó khăn. Nhờ hoạt động của tàu phá băng, các tàu ngầm Nhật Bản có thể nổi lên.

Hiện nay công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho việc dẫn đường hoạt động quanh năm, cũng như tổ chức các tuyến đường thường xuyên. Hệ thống theo dõi điều kiện thời tiết và băng đang được thiết lập -vệ tinh Arktika-M, chiếc đầu tiên mới được phóng lên vào tháng Hai năm nay. Dự kiến ​​đến năm 2024 sẽ tiến hành khảo sát hình ảnh thủy văn đáy biển dọc theo tuyến đường biển Bắc trên diện tích hơn 300 nghìn kilomet vuông. Tuyến đường biển Bắc là một tuyến hàng hải được thiết lập tốt.

Theo chuyên gia của Sputnik, hầu như tất cả các chương trình khoa học trên thế giới khám phá Bắc Cực không yêu cầu các nhà nghiên cứu Nhật Bản cần phải có tàu phá băng. Có thể nhận dữ liệu cần thiết khi hợp tác với Nga và các nước quanh vùng Bắc Cực khác, mà không cần chi hàng trăm triệu đô la cho việc xây dựng và bảo trì tàu phá băng.

Từ phân tích trên có thể thấy, chương trình đóng tàu phá băng theo đuổi không chỉ các mục tiêu khoa học, mà nghiêng về các mục tiêu quân sự và địa chính trị. Để hỗ trợ hoạt động của hạm đội Nhật Bản ở vùng biển Bắc Cực, tàu phá băng của riêng mình là hoàn toàn cần thiết.

Trước đó, đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Nhật Bản về vấn đề Bắc Cực Kazuko Shiraishi đã khẳng định rằng, Nhật Bản muốn đóng một vai trò tích cực ở Bắc Cực, và có ý định mở rộng quan hệ với Mỹ và Nga trong khu vực này.

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đưa tàu quét mìn và tàu hộ tống tập trận ở Biển Nhật Bản Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đưa tàu quét mìn và tàu hộ tống tập trận ở Biển Nhật Bản
Nga thẳng thừng chỉ rõ lệnh trừng phạt của Ukraine mang động cơ chính trị Nga thẳng thừng chỉ rõ lệnh trừng phạt của Ukraine mang động cơ chính trị

Hà Linh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuyen-gia-nga-thang-thung-vach-muc-dich-thuc-su-sau-viec-dong-tau-pha-bang-cua-nhat-136963.html

In bài viết