Vận động bầu cử là gì? Hành vi nào bị cấm khi vận động bầu cử?

13:59 | 18/04/2021

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 quy định rất cụ thể, chi tiết về khái niệm vận động bầu cử, nguyên tắc cũng như các hành vi bị cấm khi vận động bầu cử.
205 người ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Trung ương 205 người ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Trung ương
Bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống để người dân thực hiện quyền công dân Bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống để người dân thực hiện quyền công dân
Vận động bầu cử là gì? Hành vi nào bị cấm khi vận động bầu cử?
Ảnh minh họa

Vận động bầu cử là gì?

Vận động bầu cử của người ứng cử là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội (ÐBQH), đại biểu HÐND báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm ÐBQH, đại biểu HÐND và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử; trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm ÐBQH, đại biểu HÐND.

Nguyên tắc vận động bầu cử

Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.

Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.

Thời gian tiến hành vận động bầu cử

Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.

Những hành vi bị cấm khi vận động bầu cử

Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.

Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

Ngoài ra, Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử không được vận động bầu cử cho những người ứng cử để đảm bảo tính công bằng.

Khi nào công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội? Khi nào công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội?
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại diện Hội đồng nhân dân các cấp càng tới gần, càng có nhiều cử tri thắc mắc về thời điểm công bố danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương.
Cử tri thực hiện bỏ phiếu như thế nào? Cử tri thực hiện bỏ phiếu như thế nào?
Theo quy định, trước khi cử tri tiến hành bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải làm thủ tục kiểm tra hòm phiếu. Quy định cũng nêu rõ cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri...
Những điều cần biết về danh sách cử tri Những điều cần biết về danh sách cử tri
Tạp chí Thời đại giới thiệu một số quy định liên quan tới danh sách cử tri: Nguyên tắc lập danh sách cử tri; những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri, niêm yết danh sách cử tri...

Trọng Sang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/van-dong-bau-cu-la-gi-hanh-vi-nao-bi-cam-khi-van-dong-bau-cu-136440.html

In bài viết