Cảnh giác với những "kim bài miễn tội" từ bệnh án tâm thần

18:14 | 06/04/2021

Gần đây, hàng loạt những vụ án mà "kẻ thủ ác" đều có bệnh án tâm thần đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc quản lý bệnh nhân tâm thần...
Vụ nữ lao công bị sát hại bằng gạch: Vụ nữ lao công bị sát hại bằng gạch: "Kẻ thủ ác" bị bệnh tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Theo luật sư, kết luận giám định của cơ quan chuyên môn sẽ quyết định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của nghi phạm.
Vụ “động lắc” tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I: Đối tượng Quý có bệnh tâm thần? Vụ “động lắc” tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I: Đối tượng Quý có bệnh tâm thần?
Với việc bố trí, điều hành một đường dây ma túy tinh vi tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I, dư luận không khỏi nghi vấn Nguyễn Xuân Quý có thật sự tâm thần hay không?

Trước hàng loạt những vụ án rúng động xã hội gần đây mà nhân vật chính lại là những bệnh nhân tâm thần đang khiến dư luận không khỏi phân vân và có những thắc mắc liên quan đến việc quản lý nhóm người này thế nào trước những vụ việc ngày một nghiêm trọng đang diễn ra.

Gần đây, vụ phát hiện đường dây tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý số lượng lớn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I bị cơ quan chức năng phanh phui khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Từ vụ việc, dư luận không khỏi bàng hoàng về địa điểm mà các đối tượng lựa chọn làm "động ma tuý" chính tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và còn bàng hoàng hơn nữa khi kẻ cầm đầu đường dây lại là Nguyễn Xuân Quý - một "bệnh nhân" tâm thần.

Giấy chứng nhận tâm thần có là "kim bài miễn tội"?
Nguyễn Xuân Quý mở "động ma tuý" tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

Trong vụ án này, ngoài Quý còn có thêm 5 đối tượng khác bị cơ quan công an khởi tố, tạm giam để điều tra. Đặc biệt trong đó có Nguyễn Anh Vũ (SN 1986, ở Thường Tín, Hà Nội; đang là Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng và y học cổ truyền) bị điều tra về tội "Không tố giác tội phạm".

Từ sự bao che của Vũ, Quý dễ dàng tự bỏ tiền cải tạo phòng điều trị tâm thần của mình thành "động lắc" với đầy đủ tiện nghi, âm thanh, ánh sáng. Thậm chí, Quý còn đưa cả bạn bè và "gái dịch vụ" vào phòng để thác loạn, "xả đồ".

Hàng ngày, từ 21h đến 4-5h sáng, có từ 5-7 đối tượng đến phòng của Quý để sử dụng ma túy. Đặc biệt, nếu có nhu cầu vào giờ hành chính, Quý dễ dàng ra ngoài thuê phòng để "bay lắc", dù đang là bệnh nhân phải quản thúc, điều trị bắt buộc. Thời điểm bị bắt giữ, Quý đang cùng nhóm bạn "bay lắc" trong một khách sạn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Câu chuyện khiến dư luận bàng hoàng, song đây không phải lần đầu tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I xảy ra vụ việc nghiêm trọng như vậy.

Hồi đầu tháng 8/2018, dư luận xôn xao khi Công an TP Hà Nội khởi tố bác sĩ chuyên khoa 2 Thân Thái Phong (Phó Trưởng khoa tâm thần người cao tuổi) và ông Nguyễn Tuấn Sơn (kỹ thuật viên trưởng Khoa Dinh dưỡng) vì đã làm hồ sơ bệnh án giả nhằm giúp một đối tượng phạm tội thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật.

Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra hồi tháng 8/2019, TAND Cấp cao tại Hà Nội quyết định tuyên phạt Thân Thái Phong 8 năm tù về tội "Nhận hối lộ"; Nguyễn Tuấn Sơn 24 tháng tù về tội "Môi giới hối lộ".

Sự việc "động ma tuý" tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I chưa kịp lắng xuống, thì mới đây (tối 4/4), một nữ nhân viên của Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên trong lúc làm việc đã bị thiệt mạng khi bị "kẻ thủ ác" cầm gạch đập nhiều lần. Đặc biệt, "kẻ thủ ác" cũng có bệnh về thần kinh.

Giấy chứng nhận tâm thần có là "kim bài miễn tội"?

Lê Như Toàn (SN 1991, trú tại phường Trung Sơn, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).

Giang hồ cộm cán coi bệnh án tâm thần như "kim bài miễn tội"

Câu chuyện về việc trùm ma túy Dư Kim Dũng, hay còn gọi là Dũng “tình” thoát án tử hình trong sự ngỡ ngàng của dư luận, đã cho thấy sự “lợi hại” của những bệnh án tâm thần. Trước khi bị bắt, Dũng là tay buôn ma túy có số hạng không chỉ ở Hải Phòng mà còn trên cả nước. Đối tượng này có những thủ đoạn tinh vi tới mức mà nhiều người trong giới còn lắc đầu, không thể nghĩ tới.

Danh hiệu “ông trùm thuốc lắc” mà giới giang hồ đặt cho Dũng “tình” đã nói lên được phần nào vị thế của tay buôn ma túy này. Với số lượng ma túy cực lớn khi bị bắt, ai cũng nghĩ Dũng khó lòng thoát án tử hình. Tuy nhiên, sau nhiều phiên tòa, bản án mà Dũng phải nhận chỉ là án tù giam. Toàn bộ bản án mà Dũng “tình” phải nhận đã thay đổi hoàn toàn cục diện, khi đối tượng này trình lên hội đồng xét xử một bệnh án tâm thần vô cùng chi tiết.

Dù đã tiến hành xem xét kỹ lưỡng, cơ quan chức năng vô cùng bất ngờ khi biết sau ngày bị bắt, Dũng bị “điên”. Phong thái, cử chỉ của một ông trùm khét tiếng đã biến mất hoàn toàn và thay vào đó là một kẻ ú ớ, điên loạn, không kiểm soát được hành vi. Kết quả cuối cùng, Dũng được giảm án và gã đã thoát án tử hình một cách hết sức ngoạn mục.

Vào thời điểm cuối năm 2013, CATP Hải Phòng sau nhiều chuyên án khác nhau đã bắt giữ được một số đối tượng giang hồ cộm cán. Nổi lên trong số đó có 3 đối tượng là Mai Đức Vượng (tức Tộ “tích”), Đào Duy Tuấn (tức Tuấn “Tượng”), Đào Văn Thắng (tức Thắng “Quán Toan”). Hồ sơ điều tra cho thấy tất cả các đối tượng này đều phạm những tội hết sức nghiêm trọng như “Cố ý gây thương tích”, “Giết người”, “Sử dụng, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép”...

Qua điều tra, CATP Hải Phòng đã thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh tội trạng của từng đối tượng. Nếu đúng theo kết luận điều tra thì tội trạng của các đối tượng này đều rất nặng, trong đó riêng Tộ “tích” đã từng bị tòa tuyên chung thân cho tất cả các tội danh.

Tuy nhiên, kết quả cuối cùng, cả 3 tay giang hồ này cùng đưa ra những bệnh án tâm thần ra trước tòa để xem xét. Theo quy định, TAND đã phải tiến hành giám định cho từng đối tượng. Điều đặc biệt là kết quả giám định khẳng định những bị cáo trên đều mắc chứng bệnh tâm thần, nên Cơ quan điều tra buộc phải thực hiện cho các đối tượng đi điều trị bắt buộc.

Giấy chứng nhận tâm thần có là "kim bài miễn tội"?
Mai Đức Vượng (tức Tộ “tích”).

Góc nhìn luật sư về những "Kim bài miễn tội"

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích: Điều 21 Bộ Luật Hình sự 2015 về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trạng thái mắc bệnh tâm thần hay bị bệnh mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Lợi dụng quy định này, nhiều đối tượng đã "thủ sẵn" bệnh án tâm thần như vật phòng thân để có thể thoát tội hoặc giảm tội đến mức thấp nhất.

Trao đổi về việc gia đình không cho người có bệnh tâm thần đi chữa trị hoặc quản lý chặt chẽ, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, Luật sư Thơm cho biết: "Chính phủ đã ban hành Nghị đinh 64/2011/NĐ-CP ngày 28/11/2011 quy định về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Việc bắt buộc chữa bệnh này chỉ áp dụng trong phạm vi tố tụng hình sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là khi có hậu quả hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Sau khi bị đưa đi chữa bệnh bắt buộc, sức khỏe ổn định sẽ được trở về gia đình (nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự), họ sẽ tạo nên sự bất an đối với cộng đồng, vì không có gì bảo đảm chắc chắn rằng họ sẽ không tiếp tục phạm tội khi bệnh tình tái phát. Như vậy trách nhiệm đưa người bị bệnh tâm thần khi khám điều trị phải do sự tự nguyện của gia đình và phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình có người nhà bị bệnh,.."

Bên cạnh đó cũng theo quy định của Bộ Luật Dân sự, khi người bị mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì phải được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó thì cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của người đó sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên.

Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú có trách nhiệm cử hoặc đề nghị người giám hộ. Như vậy kể cả trong trường hợp nếu người bị bệnh tâm thần được miễn trách nhiệm hình sự thì người giám hộ nếu không chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra theo Điều 606 Bộ luật dân sự.

Những "kim bài miễn tội" này đang gióng lên một hồi chuông cảnh bảo về việc quản lý người bị bệnh tâm thần. Đầu tiên phải là trách nhiệm của người thân trong gia đình khi thấy có biểu hiện mắc bệnh thì cần sớm đưa đến các cơ sở điều trị. Mặt khác, cơ sở y tế địa phương cần có những chương trình hỗ trợ gia đình có người thân mắc bệnh, rà soát các đối tượng mắc bệnh để có phương án vận động, kết hợp gia đình đưa người bệnh đi điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, Chính quyền địa phương cần có sự quản lý, giám sát, quan tâm đến các đối tượng mắc bệnh trên địa bàn, hỗ trợ gia đình khó khăn trong việc đưa người thân đến các cơ sở điều trị bệnh tâm thần.

Gia cảnh éo le của nữ lao công bị sát hại bởi Gia cảnh éo le của nữ lao công bị sát hại bởi "kẻ tâm thần"
Sáng 5/4, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nữ công nhân bị tấn công bằng gạch dẫn đến tử vong cho gia đình đưa về mai táng. Rất đông các đồng nghiệp và người thân cùng các đoàn thể có mặt để làm các thủ tục hậu sự cho nạn nhân là chị Vũ Thị H. trong sáng cùng ngày.
Vụ nữ lao công bị sát hại bằng gạch: Nghi vấn Vụ nữ lao công bị sát hại bằng gạch: Nghi vấn "kẻ thủ ác" có bệnh án tâm thần
Thượng tá Dương Văn Hiếu – Trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết đã bắt được Lê Như Toàn (SN 1991, ở phường Trung Sơn, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) kẻ sát hại nữ lao công và tối 4/4.
Khởi tố 6 đối tượng liên quan ''động lắc Khởi tố 6 đối tượng liên quan ''động lắc" tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I
Cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Xuân Quý cùng 5 đối tượng liên quan đến vụ mua bán, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I (huyện Thường Tín, Hà Nội).

Đăng Khoa

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/canh-giac-voi-nhung-kim-bai-mien-toi-tu-benh-an-tam-than-135486.html

In bài viết