Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam từ 'ổn định' lên 'tích cực'

12:44 | 03/04/2021

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings khẳng định kết quả vượt bậc của Việt Nam có được còn nhờ vào nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, vị thế tài chính đối ngoại tiếp tục tăng cường nhờ tài khoản vãng lai thặng dư liên tục và dự trữ ngoại hối tăng.
Tăng cường trao đổi đoàn các cấp để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ song phương Ba Lan - Việt Nam Tăng cường trao đổi đoàn các cấp để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ song phương Ba Lan - Việt Nam
Mới đây, tại tòa nhà Quốc hội Ba Lan, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Ba Lan – Việt Nam Napielralski, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Piotr Wawrzyk, Thứ trưởng Nội vụ Bartosz Grodecki và một số Nghị sĩ thành viên Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị tiếp và làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Nguyễn Hùng và Tham tán Công sứ Nguyễn Thị Minh Nguyệt.
Sáng 20/3, Việt Nam đón nhận thông tin tích cực về công tác phòng chống dịch COVID-19 Sáng 20/3, Việt Nam đón nhận thông tin tích cực về công tác phòng chống dịch COVID-19
Bản tin 6h ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19. Hiện cả nước đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho gần 31.000 người.

Fitch Ratings dự báo các nỗ lực duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao, giảm chênh lệch GDP bình quân đầu người so với các nước cùng xếp hạng với Việt Nam, cải thiện hơn nữa tài chính công thông qua củng cố tài khóa bền vững và ổn định nợ trong trung hạn sẽ là những yếu tố tích cực giúp cải thiện hơn nữa xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong thời gian tới.

Kết quả vượt bậc của Việt Nam có được còn nhờ vào nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, vị thế tài chính đối ngoại tiếp tục tăng cường nhờ tài khoản vãng lai thặng dư liên tục và dự trữ ngoại hối tăng. Tổ chức này dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam khoảng 7% vào năm 2021 và 2022, cùng với đà phục hồi kinh tế toàn cầu giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu, hoạt động kinh tế trong nước được bình thường hóa và Chính phủ sẽ tiếp tục ngăn chặn thành công dịch COVID-19.

Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam từ 'ổn định' lên 'tích cực'
Tổ chức Fitch Ratings nâng triển vọng lên “tích cực” phản ánh khả năng phục hồi tăng trưởng của Việt Nam, một trong rất ít nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc nhóm các nước hạng BB có thể duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,91% vào năm 2020 trước đại dịch COVID-19.

Fitch Ratings ghi nhận các thành quả về tài khóa, nợ công của Việt Nam, thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát nhanh chóng dịch COVID-19 ngay từ ngày đầu, cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm sớm hồi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Cùng với sự kiện Moody’s vừa qua đánh giá nâng hai bậc triển vọng đối với Việt Nam, điều chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19, việc Fitch Ratings nâng triển vọng cho Việt Nam thể hiện sự tin tưởng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với điều hành chính sách hiệu quả của Chính phủ, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cũng như dư địa tài khóa ngày càng vững chắc.

Sự cải thiện trong triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia là kết quả của việc triển khai tích cực các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường hệ thống tài chính - ngân hàng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đồng thời cũng là kết quả của các bộ, ngành trong việc giải thích, trao đổi, chia sẻ các thông tin cập nhật với Fitch Ratings. Bộ Tài chính tin rằng Fitch Ratings, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như tổ chức quốc tế khác sẽ có thông tin đầy đủ và cơ sở xác thực để đưa ra nhìn nhận sát thực, tích cực về hồ sơ tín dụng của Việt Nam.

Trước đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức 3 và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực.

Cơ sở để Moody’s đưa ra quyết định nâng triển vọng kinh tế Việt Nam hai bậc là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới. Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trung hạn được nhận định là đầy hứa hẹn nhờ những thành quả cải thiện vị thế tài khóa và nợ đầy thuyết phục và vững chắc.

Cơ quan này cũng ghi nhận điểm số về sức mạnh thể chế của Việt Nam đã được tăng cường rõ rệt trong việc Chính phủ quản lý ngân sách, quản lý nợ.

“Nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển toàn cầu về sản xuất, thương mại và tiêu dùng sau đại dịch với sức cạnh tranh của ngành chế biến chế tạo và khu vực kinh tế đối ngoại đầy năng động”, Moody’s đánh giá.

Báo Anh đánh giá Việt Nam trở thành một trong những thị trường triển vọng nhất của châu Á Báo Anh đánh giá Việt Nam trở thành một trong những thị trường triển vọng nhất của châu Á
Trang MoneyWeek của Anh mới đây đăng bài viết đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường triển vọng nhất của châu Á trong suốt một thời gian dài.
Việt Nam tham gia tích cực vào các văn kiện của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Việt Nam tham gia tích cực vào các văn kiện của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) vừa họp trực tuyến công bố thông qua 03 nghị quyết gồm Nghị quyết 2566 về tăng cường nhân sự của Phái bộ LHQ tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA), Nghị quyết 2567 về việc gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ LHQ tại Nam Sudan (UNMISS), Nghị quyết 2568 về gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ Giám sát quân sự Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) và 01 Tuyên bố Chủ tịch về tình hình Libya.
HSBC: Lạm phát Việt Nam sẽ ổn định ở mức 3% trong năm 2021 HSBC: Lạm phát Việt Nam sẽ ổn định ở mức 3% trong năm 2021
HSBC kỳ vọng lạm phát của Việt Nam trong năm 2021 sẽ ở mức trung bình khoảng 3%, chủ yếu phản ánh tác động của việc điều chỉnh giá lương thực.

Khánh An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/fitch-ratings-nang-trien-vong-cua-viet-nam-tu-on-dinh-len-tich-cuc-135250.html

In bài viết