Ngân hàng Thế giới nhận định Việt Nam thuộc nhóm đứng đầu châu Á về hồi phục kinh tế

13:27 | 29/03/2021

Ngân hàng Thế giới (WB) cuối tuần qua công bố báo cáo nhận định Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, trong khi các nước khác ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ mất nhiều năm hơn mới hồi phục kinh tế. Khu vực này sẽ có 3 tốc độ phục hồi khác nhau.
Việt Nam lọt nhóm có Chỉ số Tự do kinh tế trung bình Việt Nam lọt nhóm có Chỉ số Tự do kinh tế trung bình
Với 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có Chỉ số Tự do kinh tế ở mức trung bình, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng năm nay.
Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2020 Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2020
Theo thống kê của CNBC dựa trên các nguồn chính thức và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt trội các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á, kể cả Trung Quốc.

Theo TTXVN, WB cho rằng Việt Nam có hoạt động kinh tế nổi trội hơn so với các nước khác, với mức tăng trưởng năm nay dự báo lên đến 6,6%, tăng từ mức 2,9% của năm ngoái. Việt Nam thuộc số ít các nước bị ảnh hưởng không đáng kể do đại dịch COVID-19 và không bị suy thoái trong năm 2020.

Theo WB, các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, dự kiến có mức tăng trưởng chung là 4,4% sau khi tăng trưởng âm 3,7% trong năm 2020.

WB nhận định gói kích cầu của Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD có thể sẽ nâng tốc độ tăng trưởng năm 2021 của các quốc gia trong khu vực thêm 1 điểm %, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi lên trung bình khoảng 3 tháng. Các nền kinh tế có định hướng xuất khẩu ở châu Á, nhất là Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Triển vọng trên vẫn có rủi ro nếu vaccine Covid-19 bị triển khai chậm, khiến cho tăng trưởng giảm đến 1 điểm % ở một số quốc gia.

Ngân hàng Thế giới nhận định Việt Nam thuộc nhóm đứng đầu châu Á về hồi phục kinh tế
Ảnh minh hoạ.

Vì thế, báo cáo kêu gọi phải hành động để ngăn chặn dịch bệnh, hỗ trợ kinh tế và xanh hóa quá trình phục hồi, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng với khối lượng và cách phân bổ vaccine như hiện nay, trên 80% dân số các quốc gia phát triển sẽ được tiêm vaccine vào cuối năm 2021, trong khi mức độ bao phủ vaccine tại các quốc gia đang phát triển chỉ đạt khoảng 55%.

“Hơn bao giờ hết, chúng ta cần hợp tác quốc tế, để ngăn chặn dịch bệnh, hỗ trợ kinh tế và xanh hóa quá trình phục hồi", ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB cho hay.

Vị này cũng nhìn nhận, Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách gia tăng xuất khẩu các sản phẩm y tế, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, và tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn về khí hậu.

CNBC: 'Kinh tế Việt Nam sáng nhất châu Á' CNBC: 'Kinh tế Việt Nam sáng nhất châu Á'
Hãng tin CNBC và chuyên gia kinh tế của UBS cho biết, Việt Nam là một trong những điểm sáng nhất ở Châu Á, bất chấp thách thức từ dịch COVID-19 để cố gắng sẵn sàng hồi phục.
EVFTA tạo cơ hội giảm nghèo và phục hồi kinh tế Việt Nam EVFTA tạo cơ hội giảm nghèo và phục hồi kinh tế Việt Nam
Mới đây, bên lề cuộc họp phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra thảo luận về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) - bước đệm làm tăng vai trò, vị thế, giúp Việt Nam có cơ hội giảm nghèo, phục hồi và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngan-hang-the-gioi-nhan-dinh-viet-nam-thuoc-nhom-dung-dau-chau-a-ve-hoi-phuc-kinh-te-134835.html

In bài viết