Cà Mau: Tập trung 'hiến kế' đổi mới phát triển du lịch đặc thù của địa phương

16:52 | 26/03/2021

Sáng 26/3, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch tỉnh cà Mau năm 2021 nhằm tạo cơ hội để du lịch Cà Mau đổi mới, phát triển du lịch bền vững.
Cà Mau: Thông tin người đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được bảo mật Cà Mau: Thông tin người đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được bảo mật
Cà Mau: Lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tạo đà phát triển trong tương lai Cà Mau: Lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tạo đà phát triển trong tương lai

Cà Mau vùng đất giàu tiềm năng

Chia sẻ tại hội nghị, ông Tiêu Minh Tiên - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua Sở đã tập trung xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, đặc thù tự nhiên của Cà Mau để huy động nguồn lực xây dựng và phát triển.

Cà Mau: Tập trung 'hiến kế' đổi mới phát triển du lịch đặc thù của địa phương
Quang cảnh Hội nghị xúc tiến du lịch tỉnh cà Mau năm 2021.

Theo đó, du lịch Cà Mau xác định có ba tuyến du lịch chính gồm: Cà Mau - Khu du lịch Mũi Cà Mau; Cà Mau - Vườn Quốc gia U Minh hạ - Hòn Đá Bạc; Cà Mau - Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm. Riêng tuyến du lịch Cà Mau - Khu du lịch Mũi Cà Mau được xác định là tuyến trọng điểm của tỉnh, để tập trung phát triển trở thành Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030.

Theo đó, du lịch Cà Mau đã và đang khai thác phát triển các tuyến du lịch tham quan xuyên rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, được xem là sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù, từng bước phát triển thương hiệu du lịch Cà Mau có sức cạnh tranh so với khu vực và cả nước. Song song với việc xây dựng và phát triển du lịch, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về gìn giữ bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của cá nhân; tổ chức tập huấn, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch.

Ông Phạm Thế Triều - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đánh giá, trong những năm gần đây du lịch Cà Mau phát triển rất tốt. Cà Mau là một trong những địa phương phát triển du lịch mạnh mẽ nhất trong khu vực; lãnh đạo Cà Mau đã có những định hướng tốt trong phát triển du lịch.

Cà Mau: Tập trung 'hiến kế' đổi mới phát triển du lịch đặc thù của địa phương
Cà Mau tập trung 'hiến kế' phát triển du lịch theo hướng đặc thù.

Theo ông Triều, với những tiềm năng của mình trong năm 5-7 năm gần đây du lịch Cà Mau đã thu hút lượng khách ở Cà Mau tăng khoảng 50%; cũng như, các địa phương khác trong khu vực, du lịch Cà Mau là mảnh đất rất giàu tiềm năng đang được khai phát.

Cùng trao đổi về thực trạng du lịch Cà Mau, ông Phan Đình Huê - Giám đốc Công ty Du lịch Vòng Tròn Việt cho rằng, Cà Mau là địa phương có thương hiệu giá trị lớn tuy nhiên hiện Cà Mau vẫn còn thiếu sản phẩm du lịch. Đồng thời, địa phương gặp khó trong phương tiện tiếp cận du khách, hiện tại du khách đển Cà Mau chỉ thuận lợi trên đường bộ, đường không vẫn còn khó khăn do sân bay Cà Mau rất nhỏ.

Nêu giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cà Mau, bà Tạ Thị Tú Uyên - Đại diện công ty Vietravel, cho rằng, cơ quan nhà nước cần tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết cho các điểm tham quan du lịch; có cơ chế, chính sách để tạo cơ hội cho người dân được cung cấp được hàng hóa, dịch vụ du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tiêu thụ sản phẩm do người dân địa phương làm ra.

Trong phát triển du lịch, “Người dân địa phương cũng là một sản phẩm du lịch, chính sự chân tình, hiếu khách của người Cà Mau cũng là một sản phẩm du lịch và loại hình du lịch cộng động ở đây là du khách tiếp cận đời sống của dân” - bà Uyên nhấn mạnh.

Cà Mau: Tập trung 'hiến kế' đổi mới phát triển du lịch đặc thù của địa phương
Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau chia sẽ tại hội nghị.

Nhìn nhận về thực tế du lịch địa phương, ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho rằng, hiện Cà Mau có rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên hiện thực trạng phát triển du lịch còn manh múm, tiếp cận điểm đến còn khó khăn, sản phẩm thấy gần mà xa, các điểm du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng còn thiếu tính chuyên nghiệp tính đại chúng, đào tạo nguồn nhân lực… Cà Mau đang mời gọi các nhà đầu tư du lịch chuyên nghiệp để phát triển hệ sinh thái du lịch nghĩ dưỡng, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Địa phương cam kết ưu đãi thu hút phát triển du lịch

Theo ông Ngô Hoài Trung - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch, Cà Mau có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch, tuy nhiên hiện Cà Mau chỉ có 10 cở sở lữ hành, 42 cơ sở lưu trú chưa đáp ứng cho sự phát triển du lịch của địa phương.

Đề xuất về hướng đi bền vững cho ngành du lịch địa phương phát triển trong thời gian tới, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, Cà Mau cần xác định, định hình sản phẩm du lịch địa phương và cần có định hướng xây dựng sản phẩm du lịch Cà Mau. Ông Trung kiến nghị, Cà Mau cần ưu tiên cho phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng; xây dựng những sản phẩm du lịch mới giữ chân du khách để tăng mức chi tiêu của du khách, góp phần thay đổi sinh kế của người dân.

Cùng với đó, địa phương cần ưu tiên công tác quảng bá xúc tiến các hoạt động du lịch thu hút du khách nội địa; cũng như cố gắng xây dựng sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề để giữ chân du khách…

Cà Mau: Tập trung 'hiến kế' đổi mới phát triển du lịch đặc thù của địa phương
Ông Trần Hồng Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hồng Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong những năm qua, hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau có những bước phát triển tích cực, du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ; tạo rất nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển.

Theo ông Quân, để phát triển du lịch xứng với tiềm năng và lợi thế, tỉnh sẽ tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau; Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ; phát triển du lịch Cụm đảo Hòn Khoai; Hòn Đá Bạc, Bãi Khai Long... Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để tăng khả năng tiếp cận tài nguyên du lịch, trong đó tập trung bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hoá sinh thái đặc thù của tỉnh.

Cà Mau: Tập trung 'hiến kế' đổi mới phát triển du lịch đặc thù của địa phương
Nghi thức ra mắt cổng thông tin du lịch tỉnh Cà Mau.

Để thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định, tỉnh sẽ có kế hoạch cụ thể để xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia các dự án du lịch, khu vui chơi giải trí... mang tính động lực để thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh, ưu tiên hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thu hút đầu tư, hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, các dự án phát triển sản phẩm du lịch thân thiện môi trường, đặc biệt tại khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn quốc gia U Minh Hạ; khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc kết hợp với du lịch.

Dịp này, UBND tỉnh Cà Mau đã ra mắt cổng thông tin du lịch tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Tập trung 'hiến kế' đổi mới phát triển du lịch đặc thù của địa phương
Các địa biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị.

Cà Mau có vị trí địa lý là điểm Cực Nam Tổ quốc, Cà Mau sở hữu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới và vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Khu Ramsar thế giới), gắn với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích tự nhiên khoảng 42.000 ha và Vườn Quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.286 ha rất thuận lợi đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Với tiềm năng của rừng, biển và hệ sinh thái động vật, thực vật rất phong phú, với trên 200 loài thủy sản của hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt…

Bên cạnh đó, Cà Mau cũng là vùng đất hội tụ nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, các lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc, mang đậm nét văn hóa nhân văn, đặc trưng riêng của con người vùng sông nước, sự đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên, Cà Mau còn có tài nguyên du lịch nhân văn với rất nhiều công trình, di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh gắn với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển vùng đất, con người, sông nước Cà Mau. Đặc biệt, Cụm công trình Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ là biểu tượng đầy ý nghĩa của Đất Mũi Cà Mau, thể hiện truyền thống luôn hướng về cội nguồn dân tộc. Cũng tại Mũi Cà Mau biểu tượng Cột cờ Hà Nội đã khẳng định chủ quyền, khát vọng của hòa bình, ấm no và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chứa đựng tình cảm rất sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội dành cho Cà Mau, là biểu tượng của niềm tự hào thống nhất non sông trên dãi đất hình chữ “S” hướng ra biển đông thiêng liêng của Tổ quốc.

Hiện Cà Mau đã có 18 khu, điểm du lịch cộng đồng, thu hút sự quan tâm của khách du lịch, nhất là các hoạt động trải nghiệm văn hóa, đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân; toàn tỉnh có 12 di tích cấp quốc gia và 32 di tích cấp tỉnh, hơn 40 di sản văn hóa phi vật thể được ghi nhận gồm các loại hình ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian. Trong đó có 3 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục văn hóa phi vật thể Quốc gia, gồm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và 2 loại hình tri thức dân gian: nghề thủ công truyền thống Gác kèo ong và nghề thủ công truyền thống Muối ba khía.

Cà Mau: Thông tin người đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được bảo mật Cà Mau: Thông tin người đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được bảo mật
Cà Mau sẽ lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính thông qua điện thoại di động và thông tin của người đánh giá sẽ được bảo mật.
Cà Mau: Lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tạo đà phát triển trong tương lai Cà Mau: Lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tạo đà phát triển trong tương lai
Ngày 11/3, UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức hội nghị triển khai một số nội dung của Luật Quy hoạch và công tác lập quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cà Mau: Trao tặng 50 căn nhà trị giá 2,5 tỷ đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau: Trao tặng 50 căn nhà trị giá 2,5 tỷ đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày 10/3, tại UBND xã Quách Phẩm Bắc (huyện Đầm Dơi, Cà Mau), Ban Dân tộc phối hợp với UBND huyện Đầm Dơi tổ chức lễ trao tặng 50 căn nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang có nhu cầu cấp bách về nhà ở.

Thành Thật

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ca-mau-tap-trung-hien-ke-doi-moi-phat-trien-du-lich-dac-thu-cua-dia-phuong-134611.html

In bài viết