Nâng cao kiến thức cho cha mẹ, cán bộ xã hội hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục

15:57 | 26/03/2021

Tọa đàm với chủ đề "Con an toàn, cha mẹ ở ngay đây” do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) vừa tổ chức tại Hà Nội.
GNI tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 122 Tình nguyện viên Bảo trợ trẻ em GNI tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 122 Tình nguyện viên Bảo trợ trẻ em
Tổ chức GNI vừa thực hiện hoạt động “Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới Tình nguyện viên Bảo trợ trẻ em (TNV BTTE)” tại 08 xã dự án tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
UN Women tài trợ 1,5 tỷ đồng trang thiết bị tặng các địa chỉ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em UN Women tài trợ 1,5 tỷ đồng trang thiết bị tặng các địa chỉ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em
Ngày 15/3, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã tổ chức bàn giao trang thiết bị thiết yếu trị giá 1,5 tỷ đồng để nâng cấp đường dây nóng 1900969680, cải thiện cơ sở vật chất của các dịch vụ xã hội cho ba “Ngôi nhà bình yên” tại Cần Thơ và Hà Nội.

Toạ đàm được thực hiện với mong muốn cung cấp thông tin về xâm hại tình dục và những hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em cũng như vai trò của các bên liên quan; Hướng dẫn cha mẹ, cán bộ xã hội cần hiểu về quy trình hỗ trợ y tế với trẻ em bị xâm hại tình dục.

Phát biểu tại tọa đàm, bà Ninh Thị Hồng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, năm 2019 trong bối cảnh tình hình xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc xâm hại trẻ em tác động lớn tới dư luận, Quốc hội đã thành lập một đoàn giám sát tối cao kiểm tra tình hình thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2019 tại 17 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Nâng cao kiến thức cho cha mẹ, cán bộ xã hội hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục
Các đại biểu cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại.

Theo báo cáo của đoàn giám sát, riêng tại TP Hà Nội, từ năm 2015 đến năm 2019 đã xảy ra hơn 600 trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó hơn 40 trường hợp là trẻ em bị xâm hại tình dục. Mặc dù trong những năm gần đây, TP Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đã có nhiều nỗ lực trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em nhưng thực tế còn nhiều hạn chế.

Một trong những nguyên nhân được đề cập đến là do hình thức truyền thông về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em còn khó hiểu, chưa tiếp cận được một số đối tượng. Nhận định cho thấy, tại Hà Nội, cũng như các tỉnh, thành phố khác, việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng, chống xâm hại trẻ em và hỗ trợ tiếp cận tư pháp cho nhóm trẻ em bị xâm hại tình dục là rất cần thiết. Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, trách nhiệm phòng, tránh xâm hại tình dục cho trẻ em không chỉ ở cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, đặc biệt là chính các gia đình, nơi đang nuôi dưỡng, quản lý trẻ em.

Đồng quan điểm này, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẳng định, chúng ta phải nỗ lực giảm càng nhiều càng tốt những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em. Như vậy, quan trọng là phòng ngừa, chứ không phải đến lúc sự việc xảy ra rồi mới giải quyết. Muốn phòng ngừa tốt thì đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên. Trong đó, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã quy định rất rõ trách nhiệm bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cha mẹ.

Năm 2021, trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ tiếp cận tư pháp cho trẻ em bị xâm hại tình dục tại Hà Nội”, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR) phối hợp cùng Viện MSD tiếp tục thực hiện chiến dịch truyền thông "Con an toàn - Cha mẹ ở ngay đây" từ ngày 25/3 đến 25/4/2021 nhằm cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt cha mẹ về nâng cao nhận thức của gia đình, người chăm sóc trẻ, nhà trường, các cán bộ xã hội, cán bộ nhà nước và cộng đồng về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, cách thức xử lý, thu thập chứng cứ, yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ pháp lý khi phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục. Đồng thời, qua truyền thông, cha mẹ cũng hiểu về quy trình tiếp cận dịch vụ y tế khám thương ban đầu.
Người Việt ở Nhật Bản sẽ được hỗ trợ khi khó khăn về việc làm Người Việt ở Nhật Bản sẽ được hỗ trợ khi khó khăn về việc làm
Tại Nhật Bản, nhiều lao động nước ngoài đang gặp khó khăn do không thể tìm được việc làm do những hạn chế của tình trạng khẩn cấp, trong đó có công dân Việt Nam. Các nhóm từ thiện và các tổ chức tại Nhật đã lên kế hoạch trợ giúp những người này trong tình hình dịch COVID-19 còn nhiều phức tạp.
Tập huấn cho hơn 30 nhân viên tham vấn và công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực Tập huấn cho hơn 30 nhân viên tham vấn và công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực
Ngày 26/2, hơn 30 nhân viên tham vấn và công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực đã được tập huấn nâng cao các kỹ năng giúp nạn nhân vượt qua sang chấn và khủng hoảng tâm lý trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Hơn 200 học sinh và giáo viên Bảo Hà (Lào Cai) được tập huấn công nghệ thông tin nhờ Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Hơn 200 học sinh và giáo viên Bảo Hà (Lào Cai) được tập huấn công nghệ thông tin nhờ Tổ chức Cứu trợ Trẻ em
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã tổ chức khóa tập huấn công nghệ thông tin dành cho giáo viên và học sinh tại trường Tiểu học số 2 Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nang-cao-kien-thuc-cho-cha-me-can-bo-xa-hoi-ho-tro-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-134351.html

In bài viết