'Bộ Tứ' trở thành trọng tâm trong chiến lược châu Á, đúng như quyết tâm của ông Biden

06:42 | 15/03/2021

Cuộc họp này là bước quan trọng nhằm củng cố quan hệ đối tác giữa các nền dân chủ đối trọng với Trung Quốc.
Tổng thống Biden lệnh tạm ngừng cho phép UAV không kích ngoài vùng chiến sự Tổng thống Biden lệnh tạm ngừng cho phép UAV không kích ngoài vùng chiến sự
Singapore muốn trở thành trung tâm giao dịch chứng khoán kỹ thuật số của châu Á Singapore muốn trở thành trung tâm giao dịch chứng khoán kỹ thuật số của châu Á

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia vào ngày 12/3 cho thế giới thấy một tập hợp mới gồm các quốc gia cùng chí hướng đã xuất hiện trên trường quốc tế.

Đây là cuộc họp đầu tiên giữa lãnh đạo cao nhất của 4 quốc gia trong một liên minh được gọi là "Bộ Tứ". Washington Post nhận định, cuộc họp này nhằm củng cố quan hệ đối tác giữa các nền dân chủ đối trọng với Trung Quốc.

'Bộ Tứ' trở thành trọng tâm trong chiến lược châu Á, đúng như quyết tâm của ông Biden
Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các quốc gia "Bộ Tứ" ngày 12/3. Ảnh: Washington Post

Tổng thống Joe Biden đang dựa trên những nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm nhằm củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược trong khi xây dựng chính sách đối với Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng việc ông Biden thúc đẩy cuộc họp thượng đỉnh trên không lâu sau khi nhậm chức báo hiệu “Bộ Tứ” sẽ trở thành trọng tâm trong chiến lược của Mỹ ở châu Á.

“Một điều chắc chắn là chủ trương này được lưỡng đảng ủng hộ. Cả ý tưởng ‘Bộ Tứ’, cũng như việc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nên được xem xét trên quan điểm chung, đã vượt qua ranh giới đảng phái”, Sameer Lalwani, chuyên gia tại Trung tâm Stimon, người đã nghiên cứu về “Bộ Tứ”, nói với Washington Post. “Đó là tín hiệu quan trọng cho thấy chính quyền Biden đang thúc đẩy điều này”.

Được biết, mỗi quốc gia “Bộ Tứ” đều có mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc và nhóm này không phải là liên minh chính thức. Các nước cũng không trực tiếp cùng nhau nêu ra những hành vi mà họ coi là gây hấn của Trung Quốc. Thay vào đó, “Bộ Tứ” nhấn mạnh mong muốn theo đuổi “tầm nhìn tích cực” cho khu vực.

Tuy nhiên, đối phó với Trung Quốc vẫn là hàm ý quan trọng trong cuộc họp của “Bộ Tứ”. Các chuyên gia nhận định việc xây dựng quan hệ đối tác của nhóm này sẽ rất quan trọng trong chiến lược của ông Biden nhằm duy trì sự cứng rắn với Trung Quốc. Và cho đến nay, hoạt động của “Bộ Tứ” bao gồm các cuộc họp của quan chức cấp cao, cũng như một cuộc tập trận hải quân chung vào tháng 11/2020.

Theo tìm hiểu, khái niệm “Bộ Tứ” có từ năm 2004, khi hải quân 4 quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cùng nhau nỗ lực cứu trợ thảm họa giữa sau trận động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương.

Các quan chức của 4 nước gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2007 để tạo tiền đề cho sự hợp tác trong tương lai. Song, sáng kiến ​​này nhanh chóng bị phá vỡ sau những thay đổi về lãnh đạo. Thủ tướng mới của Australia lúc đó không mấy mặn mà với ý tưởng này và cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một người ủng hộ “Bộ Tứ” mạnh mẽ, thất cử.

Bốn quốc gia đều là cường quốc hàng hải có lợi ích chung trong một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Và quan hệ của 4 quốc gia này với Trung Quốc trong những năm gần đây có chiều hướng xấu đi, trong một số trường hợp dẫn đến xung đột nghiêm trọng. Điều này, tạo ra động lực hợp tác mới cho “Bộ Tứ”.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong bối cảnh mới Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong bối cảnh mới
Tổng thống Biden đảo ngược quyết định trước đó của ông Trump Tổng thống Biden đảo ngược quyết định trước đó của ông Trump

Hà Linh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bo-tu-tro-thanh-trong-tam-trong-chien-luoc-chau-a-dung-nhu-quyet-tam-cua-ong-biden-133608.html

In bài viết