Những lưu ý khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021

16:18 | 24/02/2021

Rằm tháng Giêng là dịp nhiều gia đình lên chùa dâng sao giải hạn, cầu bình an cho năm mới. Vậy khi đi chùa Rằm tháng Giêng cần chú ý điều gì?
Văn khấn Rằm tháng Giêng năm 2021 tại chùa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Văn cúng Rằm tháng Giêng năm 2021 đúng và đầy đủ nhất

Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 (TP.HCM) cho biết, ngày rằm tháng Giêng còn gọi là lễ Thượng Nguyên – thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Ngày này, mọi người thường đi chùa để cúng dường, làm nhiều việc thiện, cầu bình an đến với mình và gia đạo.

Những lưu ý khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021
Những lưu ý khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Thượng Nguyên nằm trong cùng hệ thống với các tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy, địa quan xá tội) và tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười, thủy quan giải ách).

Tuy nhiên, một số người vẫn đang hiểu sai rằng chỉ cần đi lễ chùa ngày này thì mọi lỗi lầm, sai trái đều được bỏ qua để cho đón nhận nhiều điều phước lành. Thật ra không phải vậy, thượng tọa Thích Thiện Chiếu khuyên mọi người cả năm cần ăn ở tích đức, làm nhiều việc thiện, tâm bình an thì mọi chuyện đều suôn sẻ.

Những lưu ý khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng năm 2021

Không sắm lễ mặn khi đi lễ chùa. Lễ vật sắm đi chùa không cần quá cầu kỳ, chủ yếu là thành tâm kính lễ, chẳng hạn như hương hoa, trầu cau, hoa quả, xôi chè. Tại nhiều khu vực trong chùa, chỉ được đặt lễ chay. Trong số đó, lễ mặn không được đặt, nhất là ở khu vực Phật điện (chính điện).

Không mang tiền vàng mã, tiền thật dâng cúng tại chùa. Nhiều người quan niệm "trần sao âm vậy" nên khi đến chùa kính lễ vẫn mang theo rất nhiều vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ khi đi lễ chùa.

Bên cạnh đó, các gia đình khi đi lễ chùa cũng tuyệt đối không nên đặt tiền thật ở các hương án chính của điện. Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

Khi đi lễ chùa, không nên cầu nguyện công danh, tài lộc. Bởi theo quan niệm trong tôn giáo Việt, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho mọi nhà chứ không phù hộ những điều khác.

Đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng, không nên ăn mặc phản cảm như váy quá ngắn hay mặc quần short, áo xuyên thấu... Mỗi người hãy mặc trang phục kín đáo, gọn gàng và có thể chọn trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam.

Đối với Phật tử, khi lễ chùa hãy mặc áo lễ, đặc biệt, khi đến cửa Phật, mọi người đi nhẹ, nói khẽ... thưa gửi với nhà sư nên chắp tay hình búp sen.

Khi đến chùa cần chú ý việc đặt lễ và hành lễ theo thứ tự. Đầu tiên là đặt lễ và thắp hương ở ban thờ Đức Ông. Kế đến, hãy đặt lễ lên hương án của chính điện, sau đó thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường như điện thờ Mẫu, Tứ Phủ. Cuối cùng đến lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

Sau khi hạ lễ, mọi người hãy đến phòng tiếp khách của ngôi chùa thăm hỏi các vị sư trụ trì và có thể tùy tâm công đức. Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng.

*Thông tin “Những lưu ý khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021” mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2021 Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2021
Tuổi nào phát tài, kiếm tiền nhiều nhất từ nay đến rằm tháng Giêng? Tuổi nào phát tài, kiếm tiền nhiều nhất từ nay đến rằm tháng Giêng?
Cúng Rằm tháng Giêng năm 2021 giờ nào, ngày nào tốt nhất để may mắn cả năm? Cúng Rằm tháng Giêng năm 2021 giờ nào, ngày nào tốt nhất để may mắn cả năm?

Thạch Thảo (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhung-luu-y-khi-di-chua-ngay-ram-thang-gieng-nam-tan-suu-2021-131952.html

In bài viết