Anh nông dân Việt với nhiều sáng chế khiến thế giới ngả mũ thán phục

21:41 | 09/02/2021

Không có bất cứ bằng cấp gì về kỹ thuật, chỉ học hết lớp 7, anh nông dân Phạm Văn Hát (SN 1972, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) đã mày mò sáng chế ra những máy móc phục vụ nông nghiệp khiến những ông chủ ở Israel, Mỹ, Hàn Quốc ngả mũ thán phục, mời sang làm chuyên gia với mức lương hậu hĩnh.
Poster về COVID-19 bị cho là kỳ thị giới tính khiến người dân Anh phẩn nộ Poster về COVID-19 bị cho là kỳ thị giới tính khiến người dân Anh phẩn nộ
Ông Biden tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng trở lại dẫn dắt thế giới Ông Biden tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng trở lại dẫn dắt thế giới

Chia sẻ với Báo Giao Thông, anh Hát bắt đầu kiếm tiền bằng việc học nghề, vừa học vừa làm ở xưởng cơ khí. Chịu khó quan sát, học hỏi, cộng với năng khiếu bẩm sinh, anh nhanh chóng nắm được các bí quyết của nghề rồi đi làm thuê cho các xưởng chuyên về sửa chữa ôtô. Tại các xưởng này, chỉ sau vài tháng, anh đã là thợ cả.

Anh nông dân Việt với nhiều sáng chế khiến thế giới ngả mũ thán phục
Anh nông dân Việt với nhiều sáng chế khiến thế giới ngả mũ thán phục.

Nuôi chí làm giàu, khoảng năm 2007, khi chở hàng lên Hà Nội, thấy dân phố thị chen nhau mua rau sạch, anh Hát về quê thuê 8,8ha đất, bỏ 60 triệu đồng mỗi năm để đầu tư sản xuất nông sản sạch. Năm đầu tiên, cánh đồng 8,8ha với hơn 40 loại rau, củ, quả của anh cung cấp cho thị trường mỗi ngày 5 - 7 tạ, bán được 3 - 5 triệu đồng. Thế mà đến năm 2010, anh Hát thành con nợ, mà khoản nợ lên đến cả tỷ đồng.

Vỡ nợ, năm 2010 anh Hát quyết định đi xuất khẩu lao động Israel, “bán sức khỏe nơi xứ người” để kiếm tiền trả nợ.

Sang Israel làm thuê, anh Hát choáng ngợp với công nghệ sản xuất nông nghiệp của nước bạn, thấy 200ha không phải gánh gồng hay ròng dây tưới nước như ở quê nhà mà đều do máy móc thực hiện. Tuy vậy, dù là cường quốc thế giới về sản xuất nông nghiệp nhưng điều lạ là nhiều khâu trong sản xuất của họ vẫn chưa đồng bộ.

“Tôi thấy đa số các khâu sản xuất của họ đều cơ khí hóa nhưng cái khâu đổ phân xuống ruộng thì lại làm cơ bản thủ công. Ngày mới sang, tôi được giao việc là cùng 2 người nữa chạy theo cái máy chở phân, cầm cuốc bổ, kéo phân xuống ruộng. Trời thì nắng nóng đến 60 độ C, lại phải làm ngày 8 tiếng, đến ngày thứ 3 không thể chịu được nữa, dân ở đây tưới nước còn bằng chip điện tử được mà có mỗi cái việc rải phân lại bắt công nhân chạy”, anh Hát tâm sự.

Thế là ngay lập tức, anh nghĩ đến việc phải làm cái máy rải phân. Lúc trình bày ý tưởng qua ứng dụng dịch ngôn ngữ của Google, anh Hát chắc chắn, ít nhất 85% và chiếc máy sẽ thay công việc cho 10 người.

Sáng chế hoàn thành, đến ngày cái máy rải phân chạy thử, các chủ trang trại khác kéo đến xem, nhìn cái máy tự động hoạt động một cách mềm dẻo, tất cả đã vỗ tay reo hò ầm ĩ. Ông chủ trang trại đã đề nghị mua bản quyền chiếc máy và thưởng cho anh số tiền 10.000 USD, đồng thời nâng lương cho anh lên 2.500 USD/tháng.

Sau máy rải phân, anh Hát còn chế tạo cho chủ cái máy thu hoạch hẹ, rồi máy cắt xén cùng lúc nhiều bó theo một kích cỡ... Sau này nhiều lần ông chủ người Israel cử người sang Việt Nam thuyết phục anh Hát quay trở lại làm việc nhưng anh đều từ chối, quyết về quê sáng chế máy móc phục vụ nông dân.

Từ Israel về nước, anh Hát thấy anh trai mình là anh Phạm Văn Ca than vãn không thuê được người gieo hạt rau giống cho kịp thời vụ. Khi đó, người dân quê anh gieo hạt phải cắp chiếc rổ, dùng tay nhón từng nắm hạt để gieo xuống đất. Anh Hát bèn nảy ra ý tưởng chế tạo ra một chiếc máy để rải hạt giống.

Anh đặt tên cho chiếc máy này của mình là “Robot đặt hạt”. Đến năm 2014, chiếc máy lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường và nhanh chóng được nhiều người tìm mua.

Nếu như trước đây gieo bằng tay thì một lạng hạt giống, phải thuê 2 công thợ với giá 400.000 đồng và gieo trong nửa ngày, nhưng nay với chiếc máy này, anh chỉ phải gieo trong khoảng 20 phút, lượng hạt gieo đều, cây mọc đồng đều và nhiều hơn, không có hiện tượng cây gầy, cây yếu như trước. Đến nay, sau nhiều lần cải tiến, “Robot đặt hạt” đã tăng độ chính xác, công suất tăng cao hơn và có thể đặt được hạt giống cho khoảng 25 loại rau.

Hiện, “Robot đặt hạt” đã được nông dân ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước đặt mua với giá 35 triệu đồng/chiếc. Không những thế, nhiều khách hàng từ các nước như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… đã tìm hiểu và đặt mua với giá 3.000 USD/chiếc. Máy sản xuất ra đến đâu, tiêu thụ ngay đến đó, nhiều lúc anh còn chế tạo không kịp đơn đặt hàng.

Nhiều người cũng đã “đánh tiếng” muốn mua bản quyền chiếc máy nhưng anh Hát không bán, bởi nếu bán bản quyền cho người khác và họ nâng giá lên, người nông dân sẽ là người chịu thiệt đầu tiên. Năm 2015, anh Hát đã trả hết nợ và đang từng bước mở rộng xưởng sản xuất.

Poster về COVID-19 bị cho là kỳ thị giới tính khiến người dân Anh phẩn nộ Poster về COVID-19 bị cho là kỳ thị giới tính khiến người dân Anh phẩn nộ
Người dân xứ sở sương mù đang "dậy sóng" với hình ảnh một người đàn ông ngồi thư giãn trên ghế sofa, trong khi những người phụ nữ đang "đầu tắt mặt tối" với việc nhà trong thời gian nước Anh đang phải chịu cảnh giãn cách xã hội vì COVID-19.
Video: Thần thái Video: Thần thái "ngút trời" của bé gái trong cuộc thi khiêu vũ khiến dân mạng nghiêng ngả
Thần thái "nhập tâm" của bé gái với màn trình diễn trong cuộc thi khiêu vũ đã khiến những người chứng kiến vô cùng thích thú.
Ông Biden tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng trở lại dẫn dắt thế giới Ông Biden tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng trở lại dẫn dắt thế giới
Ông Biden cam kết sẽ đảo chiều các chính sách đơn phương của ông Trump và không quay lưng lại với các đồng minh.

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/anh-nong-dan-viet-voi-nhieu-sang-che-khien-the-gioi-nga-mu-than-phuc-130903.html

In bài viết