Người Việt thường làm gì trong ngày Rằm tháng Chạp?

20:52 | 26/01/2021

Rằm tháng Chạp là một trong ba ngày quan trọng nhất của tháng cuối cùng trong năm. Ở các địa phương khác nhau, nghi lễ này có sự phân biệt về thời gian, đồ lễ, cách thức khấn cúng. Cùng tìm hiểu người Việt làm gì trong ngày Rằm tháng Chạp ở bài viết này.
Con giáp nào gặp vận may bất ngờ trong ngày Rằm tháng Chạp?
Những điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng chạp để tránh xui xẻo ập tới

Tùy theo quan niệm của từng gia đình, lễ cúng Rằm tháng Chạp sẽ được diễn ra vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch.

Người Việt thường làm gì trong ngày Rằm tháng Chạp?
Người Việt thường làm gì trong ngày Rằm tháng Chạp?

Mỗi gia đình sẽ có một cách thức tiến hành lễ cúng khác nhau, có thể là lễ cúng chay, có thể là lễ cúng mặn. Song trên mâm lễ cúng không thể thiếu trầu cau, hương, nến, hoa quả tươi (có thể là ngũ quả, tam quả), nước sạch.

Chẳng cần phải quá xa hoa cầu kỳ, chỉ cần gia chủ thành tâm, thành ý là được!

Chuẩn bị đồ lễ, mâm cúng cho Rằm tháng Chạp

Giống như mâm cỗ ngày Rằm trong năm khác, nâm cỗ cúng vào tháng Chạp không cần chuẩn bị cầu kỳ, tốn kém mà chỉ cần thành tâm. Đối với đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp, thông thường chuẩn bị mâm lễ chay như:

- Nến/đèn dầu

- Nước sạch

- Trầu cau

- Hoa quả (thường dâng lên tổ tiên và thần linh quả dưa hấu, cam, chuối, bưởi, táo .... Khi mua, bạn nên lựa chọn những quả tươi, có hình thức đẹp)

- Hoa tươi (hoa có ý nghĩa tâm linh là hoa huệ, hoa cúc nên bạn có thể mua hoa này)

- Hương

Đối với một số gia đình muốn chuẩn bị tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị thêm lễ mặn.

Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Chạp gồm những gì?

Theo quan niệm của người xưa, mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp thường gồm các món chính như: Gà luộc, xôi đỗ hoặc xôi gấc, canh miến, giò hoặc chả, rượu gạo và một vài món mặn khác.

Cúng Rằm tháng Chạp vào ngày nào?

Không nên làm lễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp.

Phải tắm gội sạch sẽ trước khi cúng

Trước khi làm lễ cúng rằm tháng Chạp, người làm lễ thường phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp nên hạn chế vay mượn: Ngày rằm tháng Chạp còn được gọi là ngày Vọng vong, là thời điểm Mặt trăng và Mặt trời gần nhau nhất theo quan niệm dân gian. Các cụ xưa thường dạy trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.

Tránh làm vỡ bát đĩa cốc chén: Vào ngày rằm, các cụ xưa cực kì kiêng kị làm vỡ bát đĩa – bởi theo quan niệm dân gian, những ngày này mà bát đĩa vỡ mẻ là điềm báo xui rủi, kém may mắn .

Bát đĩa vỡ còn tượng trưng cho gia đình lục đục, vẫn biết chẳng ai cố tình đập vỡ bát nhưng tới tháng Chạp, bạn hãy cẩn thận với bát đĩa trên tay mình nhé.

Tránh gây gổ đánh nhau: Người ta quan niệm rằng tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối. Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp cũng là lúc mà thần thánh bề trên cùng ông bà tiên tổ về thăm con cháu, có thể nhìn và nghe thấy những điều sai trái chúng ta làm, nếu cố tình gây mâu thuẫn, không giữ hòa khí sẽ bị các đấng bề trên trách phạt.

Không nhặt, dùng tiền rơi ngoài đường: Trong những ngày cuối năm, bạn nên tránh nhặt tiền rơi. Người ta kiêng làm điều này trong tháng Chạp vì tiền người đường thường là tiền cúng lễ. Nếu nhặt tiền này về sẽ mạng vận rủi theo mình, đem lại những điều xui xẻo.

Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đầy đủ nhất Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đầy đủ nhất
Văn khấn Rằm tháng Chạp chuẩn nhất để rước may mắn tài lộc Văn khấn Rằm tháng Chạp chuẩn nhất để rước may mắn tài lộc
Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Chạp Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Chạp

Thạch Thảo (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-viet-thuong-lam-gi-trong-ngay-ram-thang-chap-129794.html

In bài viết