Nikkei Asia: Kinh tế Việt Nam "thăng hoa" nhờ khống chế thành công COVID-19

07:13 | 21/01/2021

Phóng viên Lien Hoang của tờ Nikkei Asia đã có bài phản ánh khá đậm nét về một Việt Nam an toàn, kiên cường, và khát khao tiến lên phía trước.
Phóng viên nước ngoài tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành một điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 Phóng viên nước ngoài tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành một điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19
UNDP: Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận UNDP: Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận
Việt Nam là hình mẫu hiếm hoi về duy trì ổn định nền kinh tế trong thời COVID-19 Việt Nam là hình mẫu hiếm hoi về duy trì ổn định nền kinh tế trong thời COVID-19

Vào một buổi tối thứ Sáu mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh, từng đám bạn bè người quen khoác tay chạm má chào nhau rồi cùng vui vẻ kéo vào nhà hàng với ánh đèn vàng ấm áp và mùi hương hoa dịu êm. Bên trong, một không khí vô cùng náo nhiệt: tiếng gọi nhau í ới, tiếng chạm cốc lanh canh cùng những lời chúc sức khỏe và thành công trong năm mới,...

Người dân hào hứng cùng nhau chào đón năm mới với niềm lạc quan về một tương lai tốt đẹp hơn. Hầu như ít ai đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng Ảnh: Getty Images
Người dân hào hứng cùng nhau chào đón năm mới 2021 với niềm lạc quan về một tương lai tốt đẹp hơn. Hầu như ít ai đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng Ảnh: Getty Images

Những cảnh tượng khó tin nhưng có thật

Có thể đây là một cảnh tượng đáng sợ mà bất cứ ai đang sống trong “thời đại COVID-19” đều muốn tránh: tụ tập đông người, và thậm chí không mấy ai đeo khẩu trang… Cứ như không hề có đại dịch nào đang xảy ra ở đây cả vậy.

Nhưng những gì được mô tả ở trên hoàn toàn là sự thật đang diễn ra ngay tại Việt Nam vào những ngày đầu năm 2021. Chỉ trước đó một năm, đất nước này cũng đã từng trải qua những thời khắc căng thẳng đến ngẹt thở với việc cách ly, giãn cách xã hội, những buổi tối đếm ca tử vong vì dịch bệnh trên truyền hình, và cả nguy cơ sụp đổ hệ thống y tế lẫn nền kinh tế quốc gia.

Và mặc dù chính phủ cũng từng bị người dân phàn nàn vì những biện pháp phòng chống dịch nghiêm khắc được thực thi thì giờ đây, với chỉ 1.544 ca mắc COVID-19 (số liệu ngày 20/1/2021) và 35 ca tử vong, Việt Nam đã là một trong những quốc gia có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 thấp nhất trên thế giới, kể cả khi phải chia sẻ đường biên giới với Trung Quốc, quốc gia láng giềng nơi được cho là khởi phát của những ca dịch bệnh.

Học sinh vẫn đến trường hồi tháng 5/2020. Ảnh:
Học sinh vẫn đến trường hồi tháng 5/2020. Ảnh: Reuters

Kinh doanh buôn bán và hầu như mọi hoạt động của xã hội vẫn được duy trì ở mức bình thường ngay trong thời điểm dịch bệnh hoành hoành khắp nơi trên toàn cầu đã giúp Việt Nam đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao trong năm 2020, trong khi các quốc gia láng giềng đang phải chìm đắm trong cơn suy thoái và khủng hoảng kinh tế vì dịch bệnh. Thu hút các nhà đầu tư lớn như Apple, khai trương một hãng hàng không mới, và vươn lên vị trí thứ 6 ở khu vực ĐNA tính bằng thu nhập bình quân đầu người chính là những bằng chứng vững chắc cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam trong thời điểm tưởng như “đen tối” nhất trong năm 2020.

Nhiều người đã nhắc đến một sự tương phản ở bên trong và bên ngoài Việt Nam: Trong khi nhiều nơi trên thế giới, bệnh viện tràn ngập bệnh nhân và con người phải trốn biệt trong nhà để “né” COVID-19 thì ở bên trong quốc gia ĐNA này, người dân thoải mái đi lại trên đường, học sinh đến trường, người lớn đi làm ở công sở nhà máy, máy bay vẫn đầy ắp hành khách mỗi cuối tuần, các phòng gym vẫn sôi động với nam thanh nữ tú tập luyện, các chuyến xe bus đầy ắp người, và các siêu thị đông đúc khách hàng chen vai thích cánh… Những cảnh tượng này cũng phản chiếu rõ nét sức khỏe của nền kinh tế nước nhà.

Trong khi người dân ở nhiều nước trên thế giới đang mắc kẹt trong bệnh viện thì người dân Việt Nam vẫn bị kẹt xe ở ngoài đường khi mọi người vẫn đi làm bình thường. Ảnh: Reuters
Trong khi người dân ở nhiều nước trên thế giới đang mắc kẹt trong bệnh viện thì người dân Việt Nam lại bị kẹt xe ở ngoài đường khi mọi người vẫn đi làm bình thường. Ảnh: Reuters

“Nhớ lại những ngày đầu khi đại dịch bắt đầu lan ra trên diện rộng, tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều định chế tài chính khác đã dự báo rằng, nền thương mại thế giới sẽ phải chứng kiến sự lao dốc không phanh”, ông Don Lam, CEO VinaCatital đánh giá rằng, Việt Nam cũng từng bị xem là một trong những quốc gia có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do xuất khẩu đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

“Thế nhưng, trái ngược với những lo lắng kia, sự cởi mở trong thương mại của Việt Nam đã giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế một cách nhanh chóng”, ông Don Lam nhận xét.

Tuy nhiên, thành công luôn có một cái giá nào đó phải trả. Làn sóng người thất nghiệp vẫn đang là vấn đề nan giải của các cơ quan quản lý xã hội cùng với những đợt nhập cảnh trái phép qua đường biên giới để vào bên trong Việt Nam gây nên những nguy cơ lan truyền dịch bệnh không kiểm soát được.

Trỗi dậy ngay trong đại dịch

Nhờ sự nỗ lực tuyệt vời tại tuyến đầu của hệ thống y tế công cộng, Việt Nam đã vươn mình đứng dậy nắm bắt những cơ hội phát triển kinh tế lớn nhất trong hàng thập kỷ qua với GDP bình quân cao ở mức 2.9% trong năm 2020 và tiếp tục đặt mục tiêu đạt 6.5% trong năm 2021.

Nhu cầu tiêu thụ hàng nội địa và cả xuất khẩu tăng cao khi người Mỹ và châu Âu chôn chân hàng tháng trời ở trong nhà đã sử dụng hàng hóa nhập từ Việt Nam cho những công việc sửa chữa nhà cửa, làm vườn, và làm việc từ xa. Chưa kể, Việt Nam còn chia sẻ thị trường với các nước láng giềng khi tình trạng đóng cửa khiến giao thương và sản xuất kinh doanh của các quốc gia ĐNA bị ngưng trệ.

Công nhân đi làm ở nhà máy Samsung tại tỉnh Thái Nguyên. Ảnh:
Công nhân đi làm ở nhà máy Samsung tại tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Reuters

Việt Nam đã xuất khẩu đồ gỗ và trang thiết bị nội thất với tổng trị giá lên tới 1.05 tỷ USD trong tháng 1/2020 trước khi tình trạng đóng cửa cách ly dịch bắt đầu. Và đến tháng 11/2020 thì tỷ lệ xuất khẩu đã tăng trở lại với 47% sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi những lệnh “bế quan tỏa cảng”.

Nhờ sự tăng trưởng về kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận như: GDP bình quân đầu người vượt Philippin, Singapore, và Malaysia để lần đầu tiên trở thành nên kinh tế lớn thứ tư ở khu vực ĐNA.

“Câu chuyện thành công trong khống chế và đánh bại COVID-19 có thể là điểm mấu chốt cho Việt Nam để dành được niềm tin từ cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài”, nhận định này được nêu trong một bài xã luận đăng trên cổng thông tin điện tử của chính phủ mới đây.

Với việc không phải quá lo lắng đối phó với dịch bệnh đã giúp chính quyền các cấp rảnh tay để tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế. Và như một điều tất yếu, hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài, từ Pegatron, một nhà cung ứng linh kiện cho Apple và Samsung, cho đến LG Electronics, đều đã chọn Việt Nam như là một điểm dừng chân an toàn để phát triển kinh doanh ngành hàng điện thoại thông minh vốn là thế mạnh của mình.

Các container đang được bốc xếp lên tàu ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hồi tháng 3/2020. Ảnh: Reuters
Các container đang được bốc xếp lên tàu ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hồi tháng 3/2020. Ảnh: Reuters

Các công ty ở Việt Nam cũng đã và đang tận dụng thời cơ đất nước đang an toàn khỏi dịch bệnh để nâng cao khả năng thu hút nguồn nhân lực nội địa để bù đắp số nhân công người nước ngoài thiếu hụt do không thể nhập cảnh vào Việt Nam. Khoảng 56% giám đốc nhân sự tham gia một cuộc khảo sát quy mô toàn quốc mới đây cho biết, họ ưu tiên việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực người Việt Nam trong những quý tới để tối đa hóa nguồn lực và thúc đẩy sự tăng trưởng trong kinh doanh.

Những ghi nhận đầy lạc quan

“Tôi tin rằng, những bài học thành công liên quan đến tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự đồng thuận xã hội thông qua cuộc chiến COVID-19 sẽ giúp chính phủ đối phó hiệu quả hơn đối với các cuộc khủng hoảng trong tương lai”, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, phát biểu hồi tháng 12/2020.

Bà Vy Le, đồng sáng lập và là CEO của quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures nhận định: “Việt Nam có một lợi thế rất lớn cho phát triển khi mà ngay thời điểm này, mọi người vẫn có thể tự do đi lại gặp gỡ làm ăn với nhau. Rõ ràng, đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam để vươn lên phía trước và cất cánh”.

Thủ tướng: Phát triển kinh tế nhưng không bỏ qua việc bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ tướng: Phát triển kinh tế nhưng không bỏ qua việc bảo vệ sức khỏe nhân dân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sẽ tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế xã hội, có giải pháp căn cơ khôi phục kinh tế, đời sống người dân sau mưa lũ và đặc biệt là thận trọng xem xét phát triển thủy điện nhỏ.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: 'Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng phát triển kinh tế đất nước' Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: 'Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng phát triển kinh tế đất nước'
Tại cuộc gặp mặt Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam ngày 13/10/2020, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cho biết thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt tập trung phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19 Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19
Ngày 6/10, Ban đối ngoại Trung ương phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác đối ngoại nhân dân quý III năm 2020.

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nikkei-asia-kinh-te-viet-nam-thang-hoa-nho-khong-che-thanh-cong-covid-19-129336.html

In bài viết