Một gia đình Việt Nam có ba thế hệ rất... Cuba

13:13 | 12/01/2021

Chúng tôi gặp Vũ Hoàng Phượng Anh (SN 1991, Hà Nội) vào một sáng mùa thu Hà Nội. Phong cách trẻ trung, nụ cười rạng rỡ, giản dị là những ấn tượng ngay từ lần đầu gặp gỡ.
Cộng đồng Việt Nam tại Cuba đón năm mới 2021 ​ Cộng đồng Việt Nam tại Cuba đón năm mới 2021 ​
Điện mừng kỷ niệm lần thứ 62 Quốc khánh nước Cộng hòa Cuba Điện mừng kỷ niệm lần thứ 62 Quốc khánh nước Cộng hòa Cuba
Hình ảnh Phượng Anh và những người bạn Cuba chụp tại Việt Nam. (Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hình ảnh Phượng Anh và những người bạn Cuba chụp tại Việt Nam. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Nhắc đến hai tiếng “Cuba”, đôi mắt cô gái trẻ như rạng ngời hơn hẳn. Cô chìa chiếc điện thoại cá nhân với hàng nghìn hình ảnh về thời gian ở quốc đảo xinh đẹp, về những chuyến đi, những buổi gặp gỡ bạn bè Cuba. Mỗi bức ảnh gắn liền với những kỷ niệm của cô gái trẻ học tập và làm việc tại Cuba, từ khi mới 18 tuổi lần đầu xa gia đình, vượt nửa vòng trái đất đến với Cuba học đại học đến những chuyến đi khám phá đất nước xinh đẹp cùng những người bạn thân thiện và nhiệt thành.

Tuổi thơ là những cánh đồng mía

Người đầu tiên trong gia đình Phượng Anh có “duyên nợ” với Cuba là ông nội. Ông nội của Phượng Anh là ông Vũ Văn Âu (SN 1933) - Nguyên trưởng đại diện đầu tiên của Thông tấn xã Việt Nam tại Cuba. Ông là một trong những cán bộ đầu tiên được cử sang Cuba học tập và làm việc trong 15 năm (từ 1962 - 1973 và giai đoạn 1992 - 1996).

Phượng Anh kể: ngày còn nhỏ, ký ức của tôi về đất nước Cuba là từ những câu chuyện mà người thân trong gia đình kể về ông nội và kỉ niệm của ông ở Cuba. Bên cạnh đó là những câu chuyện Phượng Anh được nghe chính ông nội kể về ngày tháp tùng Chủ tịch Fidel Castro và các phái đoàn Việt Nam sang Cuba làm việc, được thấy những cánh đồng mía thẳng cánh cò bay. Đây cũng chính là nơi mà những người bạn Cuba sôi sục tinh thần cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ ngày đêm sản xuất để có nguồn lực hỗ trợ cho bạn bè Việt Nam đang kháng chiến.

“Những cánh đồng mía thẳng cánh cò bay trên đất nước Cuba thực sự là một hình ảnh rất đẹp đã đi vào trong tiềm thức của tôi ngay từ khi mới 5-6 tuổi. Nhắc tới Cuba, tôi có thể tự hào khoe với bạn bè về những câu chuyện mà ông nội kể, về chiếc bình đun cà phê theo kiểu Mỹ Latinh rất lạ và cả những bức ảnh mà ông bà chụp với người bạn “khổng lồ” Cuba” - Phượng Anh chia sẻ.

Người tiếp theo trong gia đình Phượng Anh có cơ duyên đến với đất nước Cuba là chú ruột của cô - anh Vũ Trung Mỹ hiện là Phó Vụ trưởng Vụ Trung Đông - châu Phi - Mỹ Latinh (Ban Đối ngoại trung ương).

“Đầu những năm 90, chú Mỹ bắt đầu sang Cuba học, thời điểm đó là thời điểm khủng hoảng kinh tế của Cuba. Tuy nhiên, cũng chính trong thời điểm Cuba gặp muôn vàn khó khăn đó mới thấy được tinh thần lạc quan, vượt khó của người dân quốc đảo này” - Phượng Anh cho biết.

Phượng Anh giành được học bổng sang Cuba theo học ngành hoá sinh. 18 tuổi, một mình học tập tại đất nước cách xa quê hương nửa vòng trái đất nhưng cô gái trẻ không hề cảm thấy bỡ ngỡ. “Tôi tiếp nhận và làm quen với văn hoá Cuba một cách dễ dàng dù cho nó không hề giống với văn hoá Việt nam có lẽ vì một phần trong tiềm thức đã có Cuba” - Phượng Anh tâm sự.
Ông Vũ Trung Mỹ (ngoài cùng, bên phải) - chú của Phượng Anh - thế hệ thứ 2 trong gia đình có duyên với Cuba.

Viết tiếp tình yêu Cuba của gia đình

Năm 2009, Phượng Anh giành được học bổng sang Cuba theo học ngành hoá sinh. 18 tuổi, một mình học tập tại đất nước cách xa quê hương nửa vòng trái đất nhưng cô gái trẻ không hề cảm thấy bỡ ngỡ. “Tôi tiếp nhận và làm quen với văn hoá Cuba một cách dễ dàng dù cho nó không hề giống với văn hoá Việt Nam có lẽ vì một phần trong tiềm thức đã có Cuba” - Phượng Anh tâm sự.

Cô gái trẻ chia sẻ thời gian học tập và sinh sống tại Cuba – đất nước đa văn hoá, đa sắc tộc là quãng thời gian nhiều ý nghĩa. Tại đây cô đã được gặp gỡ và thân thiết với rất nhiều bạn bè Cuba cũng như bạn bè quốc tế. Họ xem cô như thành viên trong gia đình và không ngại ngần giúp đỡ hay sát cánh bên cô trong những buồn vui cuộc sống.

Phượng Anh cho biết: “Mỗi năm vào dịp noel hay tết dương lịch tôi luôn được các bạn mời về nhà chung vui những bữa cơm ấm cúng như đang ở Việt Nam”.

Phượng Anh và cô giáo người Cuba đã nhiệt tình giúp đỡ cô trong quá trình học thạc sĩ.
Phượng Anh và cô giáo người Cuba đã nhiệt tình giúp đỡ cô trong quá trình học thạc sĩ.
10 năm học tập và làm việc tại Cuba là khoảng thời gian không bao giờ quên đối với Phượng Anh
10 năm học tập và làm việc tại Cuba là khoảng thời gian không bao giờ quên đối với Phượng Anh.

Tại quốc đảo này, Phượng Anh đã đi qua 16 tỉnh thành, từ cực Đông đến cực Tây, vừa đi vừa khám phá và trải nghiệm cuộc sống.

“Càng đi nhiều nơi, gặp nhiều người tôi càng thêm yêu quý con người nơi đây, dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ không nản lòng hay buồn chán. Những suy nghĩ tích cực luôn hiện hữu và là động lực giúp họ có thêm sức mạnh đương đầu với những khó khăn, đó là những “vũ khí” vô cùng mạnh mẽ sẽ giúp Cuba phát triển hơn nữa” - Phượng Anh nhận định.

Dù đã về Việt Nam sinh sống và làm việc từ năm 2019 nhưng duyên nợ với Cuba của cô gái trẻ vẫn chưa chấm dứt. Hiện cô đang làm việc cho Viglacera - một trong những tập đoàn lớn của Việt Nam có nhiều hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Cuba.

Phượng Anh cho biết cô cảm thấy mình may mắn và sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để góp phần thúc đẩy hiệu quả các dự án kết nối hai đất nước.

Việt Nam - Cuba phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 500 triệu USD vào năm 2022 Việt Nam - Cuba phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 500 triệu USD vào năm 2022
Thủ tướng Manuel Marrero Cruz: Cuba - Việt Nam sẽ tiếp tục sát cánh và chiến thắng như trong lịch sử Thủ tướng Manuel Marrero Cruz: Cuba - Việt Nam sẽ tiếp tục sát cánh và chiến thắng như trong lịch sử

Ngọc Châu

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/mot-gia-dinh-viet-nam-co-ba-the-he-rat-cuba-128609.html

In bài viết