"Ngày phán quyết" 6/1: Nghị sĩ Mỹ dùng đường hầm nếu xảy ra bạo loạn

06:39 | 06/01/2021

Ngày 6/1 là ngày lưỡng viện Quốc hội Mỹ chính thức chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden; Phó tổng thống Mike Pence sẽ chủ trì phiên họp này. Trong khi ông Trump kêu gọi cuộc tuần hành phản đối được cho là quy mô lớn chưa từng có tại thủ đô Washington.
Iran tiếp tục đề nghị Interpol truy nã, bắt giữ Tổng thống Trump Iran tiếp tục đề nghị Interpol truy nã, bắt giữ Tổng thống Trump
Cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ tại Georgia vào Cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ tại Georgia vào "khúc" gay cấn hơn bao giờ hết

Kể từ ngày bầu cử 3/11/2020, những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã tuần hành trước tòa thị chính tiểu bang và Tòa án Tối cao Mỹ, phản đối kết quả cuộc bầu cử. Họ cũng biểu tình trước các trung tâm kiểm phiếu, đệ đơn kiện và đưa ra những thuyết âm mưu phi logic.

Giờ đây, những nỗ lực đó sẽ được thể hiện một lần nữa vào ngày 6/1, khi các nhà hoạt động, người hâm mộ và các nhóm dân quân MAGA sẽ biểu tình ở Washington.

Cuộc biểu tình của nhóm MAGA nhằm gây sức ép, buộc ông Pence và các nhà lập pháp đảng Cộng hòa từ chối chiến thắng của ông Biden.

Chính Tổng thống Trump cũng quảng cáo về cuộc biểu tình trên trang Twitter cá nhân, hứa hẹn sự kiện này sẽ rất "dữ dội".

Cảnh sát thủ đô Washington D.C được triển khai giám sát các cuộc biểu tình của người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vào tháng 12/2020. Ảnh: Reuters

Giới quan sát cho rằng cuộc biểu tình ngày 6/1 sẽ giống với cuộc biểu tình của MAGA vào tháng 11/2020. Thành phần tham gia sẽ là những người ủng hộ Tổng thống Trump từ nhiều tầng lớp khác nhau, cùng với thành viên của các nhóm cực đoan cực hữu, không có hệ thống tổ chức quy củ.

Politico nhận định sau thất bại của cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều tuần qua, cuộc biểu tình vào ngày 6/1 có thể là cuộc biểu tình cuối cùng để cố gắng thay đổi kết quả bầu cử.

Liên quan diễn biến, Tổng thống Trump và một số nghị sĩ đảng Cộng hòa nhấn mạnh rằng, họ có thể phản đối việc chứng nhận kết quả bầu cử vào ngày 6/1. Và nếu một hạ nghị sĩ cùng với một thượng nghị sĩ lên tiếng phản đối như vậy, phiên xác nhận kết quả bầu cử sẽ tạm hoãn trong 2 giờ để mỗi viện tranh luận và sau đó tổ chức bỏ phiếu.

Hạ nghị sĩ Mo Brooks của bang Alabama là người đầu tiên tuyên bố việc ông và một số thành viên khác của đảng Cộng hòa sẽ phản đối kết quả bầu cử. Trong khi đó, 140 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết họ có thể bỏ phiếu phản đối chiến thắng của ông Biden.

Việc Phó tổng thống Pence chủ trì phiên họp chung của Quốc hội ngày 6/1 có nghĩa ông sẽ là người chứng nhận chiến thắng của ông Biden. Vai trò này đẩy ông Pence vào tầm ngắm của nhóm MAGA.

Trên Internet, nhóm ủng hộ ông Trump phát động chiến dịch cầu xin phó tổng thống Mỹ đi ngược lại tiền lệ hàng thế kỷ và từ chối chứng nhận kết quả bầu cử. Họ cho rằng ông Pence có thể đếm phiếu đại cử tri theo cách khiến ông Trump trở thành người chiến thắng. Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Louie Gohmert của bang Texas thậm chí còn đệ đơn kiện, cho rằng việc không trao cho ông Pence quyền chọn phiếu đại cử tri nào được tính là vi hiến. Vụ kiện này nhanh chóng bị bác bỏ.

Những người có ảnh hưởng lớn đến MAGA nói với phó tổng thống Mỹ rằng ông sẽ trở thành "nhân vật huyền thoại" nếu thực hiện đúng kế hoạch nói trên.

Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ được triển khai để bảo vệ Thủ đô. Ảnh: Internet

Trong khi đó, cuộc bầu cử Thượng viện ở bang Georgia đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định cục diện chính trường Mỹ sắp tới. Cụ thể, chỉ cần 1 trong 2 hoặc cả 2 ứng viên đảng Cộng hòa giành chiến thắng ở bang Georgia, đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục chiếm đa số ghế tại Thượng viện Mỹ vào khóa tới.

Điều này cho phép đảng Cộng hòa ngăn chặn cũng như gây sức ép với phần lớn chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Thế nhưng, điểm nóng ở Georgia chưa phải là tất cả. Tại Washington DC, lực lượng vệ binh quốc gia đã được triệu tập để chuẩn bị cho cuộc biểu tình của những người ủng hộ ông Trump vào ngày 6/1 tới.

Vào thời điểm đó, Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ khẳng định kết quả bầu cử của cử tri đoàn vốn đang cho rằng ông Joe Biden giành thắng lợi.

Trong một nỗ lực tăng cường lực lượng cho Sở cảnh sát thủ đô và ngăn chặn bạo lực có thể xảy ra, cư dân địa phương được kêu gọi tránh xa trung tâm thành phố và tránh xung đột với bất kỳ ai “đang tìm kiếm một cuộc nội chiến”.

Hãng tin AP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho rằng, các nhà lập pháp Mỹ nhận được chỉ thị an ninh khẩn cấp, bao gồm dùng đường hầm, trước nguy cơ xảy ra bạo lực ở thủ đô. Các biện pháp phòng ngừa được đưa ra hôm 4/1 cho các thành viên Hạ viện và Thượng viện bao gồm hướng dẫn sử dụng đường hầm dưới lòng đất khi di chuyển giữa các phòng ở Điện Capitol và tới các tòa nhà văn phòng gần đó.

Văn bản gửi các thành viên lưỡng viện Mỹ ghi rằng "các thành viên và nhân viên Quốc hội nên chuẩn bị cho kịch bản biểu tình và việc phong tỏa các con phố sẽ ảnh hưởng tới việc tiếp cận Đồi Capitol".

Những người tổ chức biểu tình được cho là đang lên kế hoạch tập trung vào tối thứ 3 tại Freedom Plaza và tối thứ 4 tại Ellipse, tham dự cuộc diễu hành tới Capitol. Trong số những người được dự đoán sẽ tham gia sự kiện này có những nhân vật nổi tiếng ủng hộ TT Trump như Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton và cựu cố vấn chiến dịch Roger Stone của ông Trump.

Ông Trump tuyên bố Ông Trump tuyên bố "chiến đấu hết mình" để tại vị
Quan chức Georgia Quan chức Georgia "tố" bị Nhà Trắng thúc ép nghe điện của ông Trump

Tú Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngay-phan-quyet-61-nghi-si-my-dung-duong-ham-neu-xay-ra-bao-loan-128096.html

In bài viết