WB: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 7% trong quý II/2021

16:26 | 04/01/2021

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2021. Trong khi đó, mức này được hạ xuống 6,5% trong dự báo của các chuyên gia nghiên cứu vĩ mô của Công ty chứng khoán SSI.
Tuổi nào, con giáp nào may mắn trong đầu tư kinh doanh năm Tân Sửu 2021 Tuổi nào, con giáp nào may mắn trong đầu tư kinh doanh năm Tân Sửu 2021
Đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có vaccine COVID-19 thứ 2 Đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có vaccine COVID-19 thứ 2

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam, ông Morisset hồi cuối tháng 12/2021 cho biết, trong thời gian tới, triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng ở mức khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Dự báo này dựa trên giả định rằng khủng hoảng COVID-19 sẽ dần được kiểm soát, khi vaccine COVID-19 chứng minh được tính hiệu quả, kết quả quản lý một số rủi ro có thể phát sinh ở các mặt tài khóa, tài chính và xã hội.

Loạt dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021
Nhiều dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021.

Theo dự báo của WB, ngành Nông nghiệp dự kiến sẽ phục hồi sau tác động của dịch cúm heo gây ảnh hưởng trong quý I/2020 và những thiệt hại trong mùa bão năm 2020. Ngành dịch vụ tiếp tục khôi phục nhờ gỡ bỏ hầu hết các biện pháp giãn cách xã hội theo dự báo và nhờ sức cầu tăng lên ở tầng lớp trung lưu trong nước. Các biện pháp cấm du khách nước ngoài sẽ từng bước được gỡ bỏ và ngành du lịch sẽ từng bước phục hồi.

Các hoạt động chế tạo và chế biến sẽ khởi sắc hơn nữa khi nền kinh tế Mỹ và EU khôi phục, trở thành động lực gia tăng nhu cầu với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Quá trình hồi phục còn được tăng cường nhờ các hiệp định khu vực mới được thông qua và sự cộng hưởng dự kiến được hình thành giữa các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp trong nước.

Mặc dù vậy, quy mô và thời gian hoành hành của đại dịch, cũng như tác động kinh tế của nó, khó có thể dự đoán. Vì vậy, một kịch bản xấu hơn cũng được đưa ra. Trong trường hợp thế giới, và có thể cả Việt Nam, phải hứng chịu những làn sóng COVID-19 mới, sự phục hồi của nền kinh tế sẽ ở mức thấp hơn, và việc đưa nền kinh tế quay trở lại xu hướng tăng trưởng và củng cố tài khóa như trước COVID-19 cũng diễn ra chậm hơn dự kiến.

Trong kịch bản cơ sở nêu trên, khi sự phục hồi kinh tế được củng cố, các chính sách tài khóa và tiền tệ được ban hành nhằm ứng phó với khủng hoảng dự kiến sẽ được từng bước gỡ bỏ. Chính sách tiền tệ sẽ lại quay về với cách tiếp cận an toàn để cân bằng giữa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khoẻ của khu vực tài chính.

Cũng theo WB, tuy củng cố tài khóa là bước đi cần thiết để duy trì nợ công ở mức bền vững, nhưng các cấp có thẩm quyền vẫn cần cải thiện kết quả thu ngân sách để đảm bảo nguồn thu cho nhu cầu chi dự kiến tăng lên về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội có chất lượng mà đất nước sẽ cần đến trong thập kỷ tới. Bên cạnh đó, các mục tiêu tài khóa tổng thể có thể được hỗ trợ thông qua nâng cao hiệu suất chi tiêu ngân sách nhà nước ở cả trung ương, địa phương và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước sửa đổi.

Trong khi đó, các chuyên gia nghiên cứu vĩ mô của Công ty chứng khoán SSI có báo cáo “Sơ lược về triển vọng vĩ mô và thị trường Việt Nam năm 2021: Vượt qua bão giông” và đưa ra dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 có thể ổn định khoảng 6,5% so với năm trước.

Loạt dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Các chuyên gia nghiên cứu vĩ mô của Công ty chứng khoán SSI dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 có thể ổn định

khoảng 6,5%.

Mức tăng trưởng sẽ bắt đầu tăng tốc từ quý II/2021 và giữ đà tăng đó đến năm 2022 (tăng đến khoảng hơn 7%). Để phục hồi tăng trưởng, cơ quan điều hành sẽ cân nhắc việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.

Nhiều sự chú ý đang được hướng đến những sự kiện quan trọng nhất sẽ diễn ra trong năm 2021, năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm mới giai đoạn 2021-2025. Trong kế hoạch 5 năm tới, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%.

Điều đáng lưu ý là quy mô GDP giai đoạn này được điều chỉnh, khác với các giai đoạn trước đây (điều chỉnh quy mô GDP làm cho GDP cao hơn 27% trong năm 2020 do khu vực kinh tế chưa được quan sát được đưa vào để tính GDP), do đó mức tăng trưởng dựa trên cơ sở cao này được dự báo là rất khả quan.

Trong kế hoạch 5 năm sẽ có 2 giai đoạn: 2021-2022 (giai đoạn phục hồi) và 2023-2025 (giai đoạn tăng tốc). Do vậy, đối với năm 2021, Chính phủ có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện chính sách tài khóa mở rộng. Tuy nhiên, cần lưu ý việc thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục ở mức cao, kể cả theo số tuyệt đối do GDP theo giá hiện hành được điều chỉnh tăng.

Dù vẫn ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhưng do kiểm soát tốt, thiệt hại của Việt Nam là thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong kịch bản cơ sở, các chuyên gia cho rằng các đợt bùng phát COVID-19 vẫn có thể xảy ra, do vậy các chuyến bay thương mại quốc tế sẽ dần nối lại chỉ có thể từ qusy II/2021, và lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng dần.

Loạt dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2021.

Không giống các nền kinh tế khác, kinh tế Việt Nam không hề bị suy thoái trong năm 2020. Điều này đã được chứng minh với mức tăng trưởng GDP là 2,91% so với cùng kỳ, giúp Việt Nam giữ vững vị trí hàng đầu trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong năm 2020, chỉ đứng sau các nền kinh tế cận biên và đặc biệt như Bangladesh, Guyana và Turkmenistan.

Nền kinh tế Việt Nam chính thức bắt đầu phục hồi từ quý III/2020, và có thể sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới khi mức tăng trưởng cải thiện dần theo từng quý.

Tuy nhiên, các thách thức là tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, tỉ lệ tiết kiệm cao hơn, niềm tin của người tiêu dùng bị ảnh hưởng trong năm 2020. Tuy nhiên, tất cả các chỉ số chuyên gia kỳ vọng sẽ tích cực trở lại trong năm 2021.

“Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 ổn định khoảng 6,5% so với năm trước (cao hơn kế hoạch của Chính phủ là 6%). Chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng sẽ bắt đầu tăng tốc từ Q2/2021 và giữ đà tăng đó đến năm 2022 , tăng đến khoảng hơn 7%”, chuyên gia SSI nhận định.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh mạnh lễ Khởi động chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam NPAP diễn ra hôm nay (23/12), tại Hà Nội.
Thành lập Chi hội Hữu nghị Việt – Anh trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) Thành lập Chi hội Hữu nghị Việt – Anh trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN)
Chiều ngày 27/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Hữu nghị Việt – Anh trường Đại học Kinh tế (ĐHKT), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Kinh tế Việt Nam năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới Kinh tế Việt Nam năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới
Với mức tăng trưởng 2,4% trong năm nay, nền kinh tế Việt Nam được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá thuộc nhóm cao nhất thế giới. Dự báo trong năm 2021, GDP có thể vọt lên 6,5%.

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/wb-kinh-te-viet-nam-co-the-tang-truong-hon-7-trong-quy-ii2021-127937.html

In bài viết