Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ: Tăng trưởng 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD năm 2021

10:50 | 04/01/2021

Ngay đầu năm 2021, Chính phủ ban hành các Nghị quyết 01 và 02 nhằm đề ra các giải pháp quyết liệt triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của năm mới.
Chính phủ ban hành danh mục 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển Chính phủ ban hành danh mục 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 lên 6,5% Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 lên 6,5%
Chính phủ ban hành Nghị quyết 01, 02, quyết tâm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2021
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo (Ảnh: VGP)

Sáng 04/1, ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2021, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo thông tin về Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ.

Nghị quyết 01/NQ-CP đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong khi đó, Nghị quyết 02/NQ-CP tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành 02 dự thảo Nghị quyết nêu trên vào ngày 01/01/2020, sau khi được Chính phủ và các địa phương thảo luận, thống nhất thông qua.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại, năm 2019 là năm thứ 02 liên tiếp chúng ta thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 12/12 chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội giao; là nền tảng để chúng ta hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 như nhận định của nhiều chuyên gia, nhà phân tích kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517 tỉ USD năm 2019; liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước.

Tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt bình quân 25,5% GDP, cao hơn mức bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (23,4% GDP). Bội chi ngân sách nhà nước ở mức 3,5% GDP, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (5,4% GDP). Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng đạt 45,88% (cao hơn nhiều so với mức 33,58% giai đoạn 2011-2015). Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 6%/năm (so với mức 4,27% giai đoạn 2011-2015).

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2019 đạt 33,5% GDP (đạt mục tiêu đề ra là 32 - 34%). Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỉ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm. Tính đến hết năm 2019, 54% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành trước 1,5 năm và vượt mục tiêu 10 năm (2010 - 2020)...

Năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong tình hình mới; là năm đẩy mạnh phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19; là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 sẽ tạo tiền đề và khích lệ mạnh mẽ cho các năm tiếp theo.

Mục tiêu phấn đấu năm 2021 của Chính phủ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP): Khoảng 6,5% (kế hoạch năm 2021 Quốc hội giao là khoảng 6%).

2. GDP bình quân đầu người: Khoảng 3.700 USD

3. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân: Khoảng 4%

4. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng: Khoảng 45-47%

5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội: Khoảng 4,8%

6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: Khoảng 66% (trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%)

7. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: Khoảng 91%

8. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều: 1 - 1,5 điểm %

9. Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung: Trên 90%

10. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị: Trên 87%

11. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: Khoảng 91%

12. Tỷ lệ che phủ rừng : Khoảng 42%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô đã dày công gây dựng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô đã dày công gây dựng
Tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua. Ngay từ đầu năm 2021, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc.
Chính phủ điện tử - chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân Chính phủ điện tử - chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân
Chính phủ điện tử là chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tôt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Năm 2020 thành công nhất trong 5 năm vừa qua Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Năm 2020 thành công nhất trong 5 năm vừa qua
Năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, Chính phủ, chính quyền các địa phương và toàn hệ thống chính trị cần chủ động, tích cực quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện thật tốt ngay từ đầu năm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ bằng những chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, phù hợp với thực tế, có tính khả thi cao.

Nam Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nghi-quyet-01-02-cua-chinh-phu-tang-truong-65-gdp-binh-quan-dau-nguoi-dat-3700-usd-nam-2021-127933.html

In bài viết