Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet và mạng xã hội

06:41 | 29/12/2020

Những nội dung trên được quy định tại nghị định 2/2013/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Tự do mạng xã hội phải đi kèm trách nhiệm xã hội Tự do mạng xã hội phải đi kèm trách nhiệm xã hội
Việt Nam chính thức kết nối với xa lộ thông tin của thế giới vào ngày 19/11/1997. Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong các quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao nhất châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số người dùng internet.
Luật nhân quyền quốc tế chỉ đề cập đến quyền, mà không đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân? Luật nhân quyền quốc tế chỉ đề cập đến quyền, mà không đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân?
Trên thực tế, có ba quan điểm khác nhau về vấn đề trên. Thứ nhất: Đề cao các quyền cá nhân; Thứ hai: Đề cao trách nhiệm/nghĩa vụ của cá nhân, và thứ ba - Cân bằng giữa quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet

Nghị định 72/2013/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định 4 quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet:

1. Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.

2. Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.

3. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này.

Ngoài ra người dùng còn phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật viễn thông:

1. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;

b) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;

c) Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;

d) Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;

đ) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;

e) Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra;

g) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ viễn thông;

h) Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;

i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu giữ trên mạng viễn thông;

k) Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet và mạng xã hội

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.

2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.

3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

Bộ Công an hướng dẫn phân biệt trang mạng xã hội chính thống và các trang giả mạo Bộ Công an hướng dẫn phân biệt trang mạng xã hội chính thống và các trang giả mạo
Bộ Công an khuyến cáo, các trang mạng xã hội có thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”.
Tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng Tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng
Hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quyen-va-nghia-vu-cua-nguoi-su-dung-internet-va-mang-xa-hoi-127282.html

In bài viết