Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam

08:10 | 29/12/2020

Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thông qua việc ban hành Luật Trẻ em, Luật an toàn thông tin mạng, Luật an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra một số quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Khởi động Chiến dịch Khởi động Chiến dịch "An toàn trên mạng cho trẻ em gái"
Chiến dịch nhằm kêu gọi xây dựng môi trường mạng xã hội an toàn cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), thế giới hiện có 4,1 tỉ người sử dụng Internet, trong đó 1/3 là trẻ em. Môi trường mạng tạo điều kiện cho quyền con người, nhất là quyền trẻ em được mở rộng, trong đó có quyền được giáo dục và học tập, vui chơi, tiếp cận thông tin và bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.
Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam
Liên quan đến trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng.

Luật trẻ em 2016 quy định:

- Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức. Cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Luật An ninh mạng gồm VII Chương, 43 điều. Trong đó, quy định về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng chính là điều 29 của Luật. Nội dung cụ thể:

1. Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

2. Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp không để gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin mạng gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.

4. Cơ quan, tổ chức, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.

5. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng phải áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm trẻ em, quyền trẻ em.

Như vậy, Luật An ninh mạng với những điều khoản cụ thể quy định về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã thể hiện sự thống nhất với các luật và quy định khác. Đặc biệt, Luật đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, internet... là "ngăn chặn việc chia sẻ" và "xóa bỏ" thông tin có nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em. Đây là điều rất cần thiết để có thể bảo vệ trẻ em kịp thời trước những thông tin bất lợi trên không gian mạng.

Tại Điều 33, Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật trẻ em 2016 cũng quy định rõ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được bảo vệ trên môi trường mạng. Thông tin bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ gồm: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ trong đó có giao Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm “Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về bảo vệ thông tin cá nhân, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.”

Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực và chính phủ các quốc gia cũng đưa ra những quy định, khuyến nghị, hướng dẫn, các biện pháp để toàn xã hội cùng chung tay trong bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng.

Con người trên không gian mạng cần được bảo vệ như ngoài đời thực Con người trên không gian mạng cần được bảo vệ như ngoài đời thực
Ngày 26/6, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ và Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo “Quyền con người trên không gian mạng”.
Ra mắt mô hình Phòng chống bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Ra mắt mô hình Phòng chống bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em tại Bảo Lộc, Lâm Đồng
Mới đây tại thôn Nau Sri, xã Lộc Nga, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Công an thành phố và Hội Phụ nữ xã Lộc Nga tổ chức buổi giao lưu và ra mắt mô hình “Phòng chống bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em”.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tre-em-duoc-bao-ve-the-nao-tren-khong-gian-mang-tai-viet-nam-127224.html

In bài viết