Cà Mau: Bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá

15:12 | 18/12/2020

Nhằm đảm bảo cho các chủ tàu cá thực hiện tốt khuyến nghị của EC về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp và không khai báo theo quy định, các ngành liên quan và chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tăng cường các biện pháp quản lý tàu cá.
Huế: Nhiều tàu đánh cá bị chìm do bão số 13 Huế: Nhiều tàu đánh cá bị chìm do bão số 13
Tàu cá Bình Định gặp nạn: 11 thuyền viên vào bờ an toàn, 2 tàu vẫn mất liên lạc Tàu cá Bình Định gặp nạn: 11 thuyền viên vào bờ an toàn, 2 tàu vẫn mất liên lạc

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Công văn số 5029/UBND-NNTN về việc tăng cường công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Theo đó, công văn yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người lao động của cơ quan, đơn vị, nhân dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung Công văn số 81-CV/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; rà soát kế hoạch hành động ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025.

Song song với công tác triển khai thực hiện công văn, Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện có liên quan tiếp tục rà soát, tổ chức thực hiện nghiêm Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn và văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, Trung ương tập trung vào một số nội dung trọng tâm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bằng nhiều hình thức khác nhau; mở lớp tập huấn tuyên truyền tại các xã, thị trấn, Đồn Biên phòng, phát thanh trên hệ thống truyền thông, phổ biến sâu rộng Luật Thủy sản có liên quan đến chống khai thác IUU đến người dân.

Tàu cá hoạt động trên vùng biển của Cà Mau.
Tàu cá hoạt động trên vùng biển của Cà Mau.

Hiện nay, huyện Trần Văn Thời có gần 1.050 phương tiện khai thác biển thuộc diện bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Qua tuyên truyền, vận động của các ngành, các cấp về mục đích, ý nghĩa của việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, nhiều chủ phương tiện đã thực hiện tốt, hạn chế tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài dẫn đến bị bắt giữ. Đến nay, toàn huyện có hơn 880 phương tiện đã lắp đặt thiết bị theo dõi, số còn lại được các ngành liên quan tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con ngư dân thực hiện việc lắp đặt.

Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Nguyễn Việt Triều thông tin: "Sau khi triển khai việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, chúng tôi đã thành lập các bộ phận theo dõi, quản lý và khai thác dữ liệu các phần mềm để phục vụ công tác quản lý. Thời gian qua, chúng tôi cơ bản quản lý và giám sát được các tàu cá hoạt động trên biển, kịp thời phát hiện các phương tiện vượt ranh giới cho phép hoặc vi phạm vùng biển nước ngoài để phối hợp với các ngành chức năng kêu gọi thuyền trưởng điều khiển tàu cá quay về vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phần mềm theo dõi này để phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn khi có bão và áp thấp trên biển".

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT Nguyễn Quang Hùng cho biết, qua kiểm tra công tác quản lý tàu cá ra, vào cảng; kiểm soát sản lượng cá lên bến và các vấn đề khác có nhiều tiến bộ hơn so với trước. Tuy nhiên, thời gian tới, Ban quản lý Cảng cá Sông Đốc và các ngành liên quan cần có biện pháp quản lý tàu cá chặt chẽ hơn nữa, nhất là kiểm soát sản lượng thuỷ sản lên bến; tiếp tục tuyên truyền cho chủ tàu cá thực hiện nghiêm việc lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình; hướng dẫn bà con ngư dân ghi chép đầy đủ nhật ký khai thác của tàu cá mình theo quy định và một số nội dung khác.

Cũng theo ông Nguyễn Quang Hùng, qua theo dõi phần mềm giám sát tàu cá, vẫn còn một số phương tiện khai thác sai vùng, ở vùng bờ và vùng lộng. Đề nghị các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở bà con khai thác đúng theo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có 1.348/1.595 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt 84,5%. Trong đó, số tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên là 56/61 chiếc, đạt 91,8%, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưới 24 m là 1.292 chiếc. Ngoài ra, còn có 4 tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 m tự nguyện lắp đặt, tính đến thời điểm này còn lại 247 tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình...

Khảnh khắc sung sướng của nghề “săn” cá ngát Khảnh khắc sung sướng của nghề “săn” cá ngát
Vừa thụt vừa thở hổn hển, mắt nhìn chăm chú vào chiếc phao vợt, anh Huỳnh Văn Giang, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Cá ngát lên rồi đó!”. Và đó cũng là khoảnh khắc “sung sướng” của nghề săn cá ngát sông mà ai cũng muốn trải nghiệm một lần.
Cà Mau: Tàu cá phải bật thiết bị giám sát hành trình 24/24 Cà Mau: Tàu cá phải bật thiết bị giám sát hành trình 24/24
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu: “Đội tàu khai thác, trước tiên phải có thiết bị giám sát hành trình và phải bật 24/24” trong buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau.
Ăn gì khi đi du lịch Cà Mau? Ăn gì khi đi du lịch Cà Mau?
Những món ngon Cà Mau đậm đà hương vị miền Tây sông nước dưới đây hứa hẹn sẽ khiến du khách ăn một lần nhớ suốt đời.

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ca-mau-bat-buoc-lap-dat-thiet-bi-giam-sat-tau-ca-126232.html

In bài viết