Cùng đồng bào ở chợ phiên Yên Minh

22:23 | 27/11/2020

Chợ yên Minh từ lâu đã là phiên chợ không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân các dân tộc huyện Yên Minh và vùng cao nguyên đá Đồng Văn...
Đến Tiên Yên đi Chợ phiên Hà Lâu Đến Tiên Yên đi Chợ phiên Hà Lâu
Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu

Người mẹ dân tộc Dao địu con xuống chợ.

Người mẹ dân tộc Dao địu con xuống chợ.

Chợ Yên Minh chỉ họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần, nên từ lúc trời mới tờ mờ sáng, đồng bào người Mông, Dao, Tày, Nùng...trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, từ mọi ngả đường đã đổ dồn về chợ. Người thì đi trên xe thồ, xe gắn máy, người thì đi bộ từ triền núi, ven suối hướng xuống chợ với vẻ háo hức, khẩn trương. Đặc biệt, hầu như người nào cũng mang theo ít nhất là một loại sản vật quen thuộc của đồng bào xuống chợ như: Gạo, ngô, đỗ, rau, củ, quả, bánh trái; các loại nông cụ sản xuất; đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm thổ cẩm; các loại dược liệu, mật ong, gia súc, gia cầm…

Dù ngôn ngữ khác nhau, nhưng người dân đến chợ đều hiểu tiếng nên có thể giao lưu, trò chuyện, trao đổi hàng hóa dễ dàng.

Chợ được phân thành từng khu vực để giúp người đi chợ dễ dàng mua được những thứ mình cần. Ví dụ như, khu vực đầu chợ tiếp giáp với con đường Hạnh Phúc chạy qua trung tâm thị trấn, là nơi bày bán các mặt hàng điện tử, đồ dược liệu khô; Khu vực trung tâm chợ thì bày, bán các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, quần áo, thổ cẩm các dân tộc.

Nhộn nhịp nhất là khu vực ăn uống, các thức quà như: thắng cố, quán bún, quán phở bốc mùi thơm sực mũi khiến ai đi qua cũng muốn dừng lại nếm thử. Đi xuống cuối chợ là điểm bày bán các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm…

Đặc sản thịt gác bếp tại chợ Yên Minh

Đặc sản thịt gác bếp tại chợ Yên Minh

Cũng như các chợ phiên ở vùng cao, nhiều người đàn ông đến chợ chỉ để được uống vài ly rượu, thưởng thức bát thắng cố, no say là về. Người phụ nữ đến chợ để mua ít thực phẩm, những vật dụng cần thiết trong gia đình, hay chỉ là đưa các con xuống đây để ăn chút quà vặt. Còn các chàng trai, cô gái từ các làng bản xuống đây thường diện những bộ quần áo đẹp nhất để gặp bạn, gặp người mình thương. Từ chợ phiên, đã có bao đôi lứa đã nên duyên vợ chồng.

Tại chợ phiên, chúng tôi ghé vào "sạp" hàng của ông Tè Dóng Lình, dân tộc Mông nhà ở huyện Mèo Vạc. Ông Lình cho biết, sáng nay, ông thức dậy từ lúc 3h để mang hàng xuống chợ bán. Hôm nay, ông bán khá đắt hàng. Hàng hóa có các loại chén, bát, muôi múc mèn mén, chậu rửa chân… đều bằng gỗ, do chính tay ông làm. Tổng giá trị cả "sạp" hàng chỉ khoảng 400 nghìn đồng.

Một góc ăn quà vặt tại chợ Yên Minh

Một góc ăn quà vặt tại chợ Yên Minh

Điểm độc, lạ nhất của phiên chợ là nơi bày bán chim và lợn cắp nách. Những con lợn được buộc dây chéo qua bụng, nhiều người còn cắp bên nách, người đến mua chỉ ước lượng mà không cân đo. Khu vực bán chim của người Mông là nơi thu hút đám đông thanh niên. Thỉnh thoảng, có vài thanh niên Mông vừa bán chim, vừa thổi sáo, thổi khèn để thu hút sự chú ý…

Nhộn nhịp là vậy, nhưng gần như mặc định, chỉ đến quá 13h chiều, chợ phiên sẽ dần vắng khách, chủ các sạp hàng bắt đầu thu dọn hàng hóa để chờ một tuần nữa mới lại bày hàng ra bán. Bà con mang hàng xuống chợ, dù bán được ít hay nhiều thì khi ra về vẫn vui vẻ. Duy nhất là những cửa hàng bán đồ ăn, thắng cố, cơm phở là còn đông khách, thỉnh thoảng có vài đàn ông say rượu ngất ngưởng ra về. Các chàng trai, cô gái cũng tạm biệt và hẹn gặp lại nhau vào phiên chợ tuần sau…

Nghệ An: Độc đáo chợ phiên Mường Chon Nghệ An: Độc đáo chợ phiên Mường Chon

Chợ Mường Chon là chợ phiên mỗi tháng họp một lần. Đến chợ, bà con các dân tộc Thái, Thổ, Thanh, Khơ Mú, Đan Lai… ...

Hà Giang: Níu chân Chợ phiên Cốc Pài Hà Giang: Níu chân Chợ phiên Cốc Pài

Hà Giang không chỉ gây ấn tượng với phong cảnh hùng vĩ của núi non, của ruộng bậc thang, mà còn lôi cuốn bởi nét ...

Hành trình giã biệt cây thuốc phiện của đồng bào vùng cao Sơn La Hành trình giã biệt cây thuốc phiện của đồng bào vùng cao Sơn La

Những năm 80 của thế kỷ trước, xã vùng cao Long Hẹ huyện Thuận Châu, Sơn La được biết đến là thủ phủ của cây ...

Lào Cai: Nét văn hóa hoang sơ của chợ phiên Cán Cấu Lào Cai: Nét văn hóa hoang sơ của chợ phiên Cán Cấu

Cán Cấu là một trong những phiên chợ hiếm hoi còn giữ được nét đặc trưng hoang sơ vốn có của người dân tộc vùng ...

Văn Hoa

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cung-dong-bao-o-cho-phien-yen-minh-124387.html

In bài viết