Đối ngoại nhân dân: Tư duy và nhiệm vụ trong tình hình mới

08:05 | 17/11/2020

70 năm qua, đối ngoại nhân dân (ĐNND)- một trong ba chân kiềng của ngoại giao Việt Nam, đã vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cùng đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước huy động được sự đoàn kết ủng hộ của nhân dân thế giới đối với nhân dân ta trong nhiều giai đoạn lịch sử. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi công tác ĐNND đổi mới tư duy, có cách tiếp cận và giải pháp mới để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink: Đối ngoại nhân dân là một trong những nền tảng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink: Đối ngoại nhân dân là một trong những nền tảng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2020) của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ...

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội tiếp tục phát huy thế mạnh đối ngoại nhân dân Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội tiếp tục phát huy thế mạnh đối ngoại nhân dân

Ngày 12/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Liên hiệp ...

“Cuộc chạy vì trẻ em Hà Nội 2018” do Hội Hữu nghị Việt Nam – Canada phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
“Cuộc chạy vì trẻ em Hà Nội 2018” do Hội Hữu nghị Việt Nam – Canada phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Bối cảnh quốc tế và khu vực

Thế giới của chúng ta đang trải qua những biến đổi phức tạp, nhanh chóng và sâu sắc. Mặc dù hòa bình, hợp tác, phát triển tiếp tục được thúc đẩy và là nguyện vọng chung của nhân dân thế giới, song các nhân tố gây mất ổn định gia tăng bởi suy thoái kinh tế, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng gay gắt, đặc biệt là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, an ninh mạng... Cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu. Chủ nghĩa đơn phương, dân túy, dân tộc cực đoan, chính trị cường quyền, nước lớn không tôn trọng luật pháp quốc tế gia tăng đang đặt chủ nghĩa đa phương, toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế trước những thách thức lớn. Đại dịch COVID-19 tác động sâu sắc, toàn diện và lâu dài đến mọi mặt đời sống quốc tế, làm bộc lộ rõ những điểm yếu trong mô hình phát triển, quản trị quốc gia của nhiều nước cũng như hợp tác quốc tế.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiềm ẩn nhiều bất ổn. Những diễn biến phức tạp ở Biển Đông đe dọa hoà bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực.

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta phù hợp với mục tiêu chung của thời đại, nguyện vọng của nhân dân thế giới, và đã huy động được cao độ sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế. Đây cũng là nhân tố rất quan trọng góp phần làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam.

Công tác đối ngoại nhân dân hiện nay có những thuận lợi rất lớn. Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đã nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam.

Thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, quan hệ đối ngoại nhân dân và lực lượng làm công tác đối ngoại nhân dân của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Bạn bè quốc tế yêu mến, cảm phục nhân dân Việt Nam về tinh thần anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, về những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước và gần đây là ngăn chặn đại dịch COVID-19, tin tưởng ở Việt Nam, sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam và cũng đặt nhiều kỳ vọng ở Việt Nam.

Ngày 10/6, tại khuôn viên Công viên Hòa Bình, Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội trồng cây lưu niệm tại Khu vườn Hữu nghị.
Ngày 10/6, tại khuôn viên Công viên Hòa Bình, Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội trồng cây lưu niệm tại Khu vườn Hữu nghị.

Song trong hợp tác nhân dân quốc tế cũng đang nổi lên những vấn đề mới. Trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dân túy, phát xít mới... nhiều phong trào phản kháng xã hội, chống độc tài, bất công, vì dân sinh, dân chủ và công bằng xã hội đã bùng nổ với sự linh hoạt về tôn chỉ, mục đích, lực lượng, có sức hấp dẫn, lan tỏa, ảnh hưởng mạnh ở nhiều nước. Bên cạnh tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ truyền thống (chống chủ nghĩa đế quốc, chống chiến tranh xâm lược, chống chạy đua vũ trang, vì hòa bình, hợp tác và phát triển...), tập hợp lực lượng hiện nay trên các diễn đàn nhân dân thế giới và khu vực trở nên rất linh hoạt và đa dạng, dựa trên lợi ích của từng quốc gia, dân tộc, đảng phái, cộng đồng dân cư, và trong từng vấn đề như dân sinh, dân chủ, biến đổi khí hậu, chống vũ khí hạt nhân, chống toàn cầu hóa, chống các hiệp định thương mại tự do...

Bối cảnh quốc tế mới đang tác động mạnh đến phong trào nhân dân thế giới, cả về mục tiêu và tập hợp lực lượng, đặt ra những vấn đề mới đối với việc huy động sự ủng hộ, đoàn kết quốc tế.

Các phong trào hòa bình, tiến bộ đứng trước những thách thức mới trong việc tập hợp lực lượng rộng rãi tại các diễn đàn nhân dân khu vực và quốc tế trên những vấn đề cấp bách về hòa bình, an ninh và phát triển, đối mặt với nguy cơ bị chia rẽ, phân hóa do khác biệt về mối quan tâm, mục tiêu và lợi ích.

Cùng với đó là sự chuyển giao thế hệ, Những người bạn quốc tế thuộc “thế hệ Việt Nam” đã kề vai sát cánh với nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ bao vây cấm vận, khắc phục hậu quả chiến tranh nay không còn nhiều, tuổi đã cao trong khi giới trẻ các nước chưa hiểu biết nhiều về Việt Nam.

Hội Hữu nghị Việt Nam – Cuba trao vật tư y tế ủng hộ nhân dân Cuba chống dịch thông qua Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam.
Hội Hữu nghị Việt Nam – Cuba trao vật tư y tế ủng hộ nhân dân Cuba chống dịch thông qua Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam.

Định vị vai trò, nhiệm vụ của ĐNND trong giai đoạn mới

Đối ngoại nhân dân có tầm quan trọng đặc biệt khi đất nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Trong môi trường quốc tế phức tạp, đối tượng, đối tác đan xen, vừa đấu tranh vừa hợp tác trên cơ sở lợi ích, đối ngoại nhân dân có thể phát huy thế mạnh đặc thù, có khả năng tiếp cận được rộng rãi các đối tượng, thiết lập được các mối quan hệ cá nhân với doanh nhân, chính giới, nhân sĩ... có thể linh hoạt kết hợp cả hai mặt hợp tác và đấu tranh phù hợp với từng thời điểm và từng đối tượng, hỗ trợ hiệu quả cho đối ngoại Đảng và Ngoại giao Nhà nước.

Quán triệt quan điểm của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thấm nhuần sâu sắc và phát huy tình cảm quốc tế trong sáng, thủy chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thức rõ nhiệm vụ của đối ngoại nhân dân trong giai đoạn mới là: Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động sự ủng hộ và nguồn lực quốc tế phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào những nỗ lực chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh mới, chúng ta cần xác định đúng các nội dung hợp tác nhân dân quốc tế, xử lý thỏa đáng các mâu thuẫn về lợi ích để giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, huy động được sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam đồng thời tiếp tục nêu cao ngọn cờ hòa bình, hữu nghị và hợp tác, đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế và nỗ lực ứng phó với các thách thức chung.

Bối cảnh tình hình và yêu cầu nhiệm vụ mới đòi hỏi đối ngoại nhân dân phải đổi mới tư duy, có cách tiếp cận mới, sáng tạo về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng đa dạng hóa, mở rộng phạm vi hoạt động, đối tác cũng như lực lượng của đối ngoại nhân dân, thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, không chỉ bó hẹp trong các khuôn khổ truyền thống, mà mở rộng, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa - giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch, đầu tư, giáo dục đào tạo, y tế, sức khỏe, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả chiến tranh góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững.

“Tiếp tục khẳng định Liên hiệp là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân trong lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; có vai trò nòng cốt trong hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác vận động phi chính phủ nước ngoài; là tổ chức làm công tác chính trị đối ngoại và là bộ phận cấu thành của lực lượng đối ngoại chuyên trách của nước ta. Liên hiệp được tổ chức chặt chẽ, được bảo đảm biên chế, các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, kinh phí và điều kiện làm việc”.

Chỉ thị số 38 -CT/TWngày 19/9/ 2017 của Ban Bí thư

Thời gian tới hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - lực lượng nòng cốt của công tác đội ngoại nhân dân, sẽ tập trung vào các trọng tâm sau:

Thứ nhất, tăng cường quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc, các nước ASEAN, các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống, mở rộng giao lưu nhân dân với các nước ở khu vực Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La tinh, xác định nội hàm hợp tác trên từng lĩnh vực với từng đối tác, không áp dụng khuôn mẫu chung. Trong khi củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác truyền thống, chú trọng thiết lập quan hệ, xây dựng mạng lưới và huy động sự ủng hộ của các lực lượng rộng rãi, nhất là giới trẻ, các doanh nhân, chính trị gia, nhà văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn, có thiện cảm với Việt Nam, chia sẻ quan điểm và lợi ích với Việt Nam.

Thứ hai, đổi mới, phát huy vai trò là đầu mối vận động, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), chủ động tiếp cận, tích cực hỗ trợ, kết nối các tổ chức PCPNN với các đối tác Việt Nam, chú trọng gắn các chương trình, dự án với các yêu cầu chính trị, đối ngoại và mục tiêu phát triển của đất nước, tích cực tham gia hỗ trợ xây dựng, triển khai, giám sát thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức PCPNN.

Thứ ba, phát huy vai trò của các tổ chức nhân dân Việt Nam tại Diễn đàn Nhân dân ASEAN, Diễn đàn nhân dân Á - Âu, các diễn đàn nhân dân trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Hội đồng Hòa bình thế giới và các diễn đàn nhân dân đa phương khu vực và quốc tế khác, tích cực vận động, đấu tranh bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác khu vực và tiểu vùng trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, sức khỏe và an ninh con người, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng...

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Cách mạng Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần vai trò đóng góp của đối ngoại nhân dân".

Thứ tư, chú trọng đổi mới ấn phẩm thông tin, xuất bản với nhiều ngôn ngữ, nội dung, hình thức phong phú, hấp dẫn phù hợp với yêu cầu và đặc thù của các nhóm đối tượng. Tăng cường khai thác, sử dụng các phương tiện truyền thống hiện đại, mạng xã hội trong công tác đối ngoại nhân dân để củng cố và mở rộng mạng lưới, thông tin đến bạn bè quốc tế thành tựu mọi mặt và chính sách đối ngoại của Việt Nam, phản bác lại các thông tin sai trái về Việt Nam.

Thứ năm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân bản lĩnh, tâm huyết, gắn bó, dày dạn kinh nghiệm trong tiếp xúc, vận động, đấu tranh quốc tế, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ thực hiện đúng phương châm của đối ngoại nhân dân “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, cùng các binh chủng khác phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

VUFO tích cực đổi mới sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới VUFO tích cực đổi mới sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới

Ngày 15/11, tại Cung Hữu nghị Việt - Trung, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2020) và Đại ...

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống và Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025 của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống và Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025 của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Sáng nay (15/11), tại Cung Hữu nghị Việt - Trung, số 188, Lê Quang Đạo, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm ...

Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doi-ngoai-nhan-dan-tu-duy-va-nhiem-vu-trong-tinh-hinh-moi-123599.html

In bài viết