Mạc Đĩnh Chi - nhà ngoại giao tài hoa và đào hoa

08:54 | 17/11/2020

Năm 1309, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi được vua Trần cử làm Chánh sứ, đi sứ nhà Nguyên (Trung Quốc). Khi đoàn sứ bộ tới cửa khẩu, quan quân Nguyên đóng cửa không cho đi. Họ thử tài vị chánh sứ Việt Nam bằng vế xuất đối hiểm hóc: “Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”. Nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua. Chỉ trong một vế đối 11 chữ, sử dụng trùng lặp 4 chữ “quan” và 3 chữ “quá”. Không ngờ, Mạc Đĩnh Chi đối lại dễ dàng bằng một vế đối rất tự nhiên, như một câu hỏi tế nhị: “Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối”. Nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước. Trong vế đối, Mạc Đĩnh Chi sử dụng 4 từ “đối” và 3 chữ “tiên” trùng lặp. Viên quan coi cửa khẩu tâm phục, liền sai người mở cổng.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink: Đối ngoại nhân dân là một trong những nền tảng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink: Đối ngoại nhân dân là một trong những nền tảng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2020) của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ...

Văn hóa hòa bình Hồ Chí Minh và ý nghĩa thời đại Văn hóa hòa bình Hồ Chí Minh và ý nghĩa thời đại

Hoà bình thế giới đang đứng trước nhiều thách thức an ninh gay gắt cả truyền thống và phi truyền thống. Bên cạnh xung đột ...

Tới kinh đô, đang dự tiệc thiết đãi thì bất ngờ vua Nguyên ra vế đối: “Nhật hỏa, vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố”. Nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng. Vế đối lấy quy luật tự nhiên mặt trời mọc thì trăng sao, mây mờ bị “thiêu” lặn hết ẩn ý rằng thiên triều (mặt trời) sẽ đốt cháy nước nhỏ. Mạc Đĩnh Chi bình thản ứng đối: “Nguyệt cung, tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô”. Nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rụng mặt trời. Vế đối cũng lấy quy luật tự nhiên trăng mọc, sao lên thì mặt trời phải lặn, gửi thông điệp cứng rắn, không thể thay đổi của một nước nhỏ.

Mạc Đĩnh Chi - nhà ngoại giao tài hoa và đào hoa
Ảnh minh hoạ.

Trong bối cảnh hai nước vừa trải qua ba cuộc chiến tàn khốc, mối bang giao còn rất mong manh, Mạc Đĩnh Chi đã khéo léo nhắc nhở vua Nguyên.

Thừa tướng nhà Nguyên lại ra vế đối: “An khử nữ, dĩ thỉ vi gia”. Nghĩa là: Chữ an bỏ chữ nữ, thêm chữ thỉ, thành chữ gia (nhà). Mạc Đĩnh Chi lập tức đối lại: “Tù xuất nhân, lập vương thành quốc”. Nghĩa là: Chữ tù bỏ chữ nhân, thêm chữ vương thành chữ quốc (nước).

Công chúa nhà Nguyên chẳng may mất sớm. Các sứ thần đến viếng. Chủ lễ viếng thông báo Chánh sứ Mạc Đĩnh Chi sẽ đọc bài ai điếu. Rồi đưa cho Mạc Đĩnh Chi bản lời điếu viết sẵn. Khi phụng đọc, mở bản điếu văn ra chỉ thấy có một chữ “Nhất”. Mạc Đĩnh Chi trấn tĩnh rồi cất giọng cảm thán: “Thanh thiên nhất đóa vân; Hồng lô nhất điểm tuyết; Thượng uyển nhất chi hoa; Dao trì nhất phiến nguyệt; Y! Vân tán, tuyết tan, hoa tàn, nguyệt khuyết!”. Nghĩa là: Một đóa mây giữa trời xanh; Một giọt tuyết trong lò lửa; Một cành hoa giữa vườn thượng uyển; Một vầng trăng trên mặt nước hồ; Ôi! mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!

Ứng biến của Mạc Đĩnh Chi cũng rất tài tình. Đó là lần đến thăm phủ thừa tướng nhà Nguyên. Giữa phủ đường lộng lẫy có treo một bức gấm thêu hình con chim sẻ đậu trên cành trúc. Mạc Đĩnh Chi tưởng là chim thật liền với tay bắt. Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên đều phá lên cười, châm chọc. Bất ngờ, Mạc Đĩnh Chi lấy bức họa xuống và xé rách. Thừa tướng nổi giận nhưng chưa kịp trách phạt thì Mạc Đĩnh Chi đã ôn tồn nói: “Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay trong bức trướng của thừa tướng lại thêu cành trúc với chim sẻ. Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Thừa tướng thêu như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân”.

Đối đáp trôi chảy, ứng biến mau lẹ, tôn trọng nước lớn nhưng không hạ thấp vị thế nước mình Mạc Đĩnh Chi được vua nhà Nguyên phong “Lưỡng quốc trạng nguyên”.

Trong chuyến đi sứ này, Mạc Đĩnh Chi đã kết thân với sứ thần Cao Ly (Triều Tiên). Truyện kể rằng: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đi sứ, Mạc Đĩnh Chi nhận lời mời đến thăm Cao Ly. Tại đây, ông được sứ thần mai mối cho người cháu gái để làm thiếp. Sau bốn tháng, người thiếp ấy theo Trạng Mạc về Trung Quốc, 5 năm sau thì bà về nước cùng với hai người con, một trai một gái. Mười năm sau, Trạng Mạc lại sang Cao Ly một lần nữa. Lần này ông ở lại Cao Ly sáu tháng, đi du lãm khắp Cao Ly. Người Cao Ly rất hâm mộ ông, bởi ai cũng biết ông là bậc tài hoa xuất chúng. Hết sáu tháng, ông trở về Trung Quốc rồi về Việt Nam, khi ấy người thiếp có mang đã ba tháng, sau sinh một bé trai.

Mạc Đĩnh Chi (1280-1346), tên tự là Tiết Phu, hiệu Tích Am, là người xã Lũng Động, huyện Chí Linh. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hằng ngày hai mẹ con phải đi vào tận rừng sâu để hái củi để kiếm sống. Từ nhỏ Đĩnh Chi đã có tư chất thông minh, lại cần cù ham học nên đã đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Trần Anh Tông, khi chưa đầy 20 tuổi.

Sách “Đại Việt sử kí toàn thư” chép: “Mậu Thân (1308) sứ Nguyên là Thượng thư An Lỗ Khôi sang báo tin Vũ Tông lên ngôi. Vua sai Mạc Đĩnh Chi sang Nguyên”.

Người Việt tại Lào tặng khẩu trang miễn phí, tự nguyện cách ly an toàn trong mùa COVID-19 Người Việt tại Lào tặng khẩu trang miễn phí, tự nguyện cách ly an toàn trong mùa COVID-19
Mùng 3 Tết Nguyên đán, băng giá phủ trắng xóa đỉnh Fansipan Mùng 3 Tết Nguyên đán, băng giá phủ trắng xóa đỉnh Fansipan

Mạnh Thắng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/mac-dinh-chi-nha-ngoai-giao-tai-hoa-va-dao-hoa-123538.html

In bài viết